Bệnh nhân tiểu đường sống được bao nhiêu năm?

Tiểu đường sống được bao nhiêu năm? có lẽ là câu hỏi nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người đang mắc phải căn bệnh này. Vậy câu trả lời sẽ như nào?

So với người bình thường, người mắc bệnh tiểu đường sẽ có tuổi thọ trung bình ngắn hơn 4,6 năm

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã thực hiện 1 cuộc khảo sát diễn ra từ năm 1998 đến năm 2012 với hơn 20.000 người Mỹ có độ tuổi trên 50. Với kết quả thu được từ khảo sát cho thấy, những người mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ tử vong sớm hơn 4 đến 6 năm so với những người không mắc bệnh. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng chỉ ra những trở ngại về ” hoạt động sinh hoạt hàng ngày” (ADL) tiến triển sớm hơn 6 đến 7 năm ở người bệnh tiểu đường, các sinh hoạt này bao gồm tất cả những vận động của cơ thể con người.

Những trường hợp ở người cao tuổi giới tính nam khi mắc bệnh tiểu đường có ảnh hưởng tới thể chất bị suy giảm tăng lên 20 đến 24%, cao hơn 12 đến 16% những người đàn ông không mắc bệnh tiểu đường.

Những bệnh nhân đái tháo đường hoàn toàn có thể sống được 60, 70 năm hoặc thậm chí còn lâu hơn, nếu như biết cách kiểm soát được các yếu tố làm rút ngắn tuổi thọ như tăng huyết áp, bệnh mạch vành hay các yếu tố điều trị... Bên cạnh đó thì, về cơ bản, tuổi thọ của bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2 cũng có sự khác nhau. 

Tuổi thọ người bệnh tiểu đường tuýp 1

Theo Hiệp hội Tiểu đường Anh quốc, những bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 sẽ có thời gian sống trung bình rơi vào khoảng 63 – 65 năm, tuổi thọ này sẽ ít hơn 20 năm so với người bình thường.

Tuy nhiên, hiện nay với những tiến bộ trong y khoa với phương thức điều trị, kết hợp với sự nhận thức ngày càng tiên tiến đã kéo dài đáng kể tuổi thọ của người bệnh tiểu đường. Một vài nghiên cứu gần đây đã cho kết luận, ở nam giới khi mắc tiểu đường tuýp 1 sẽ bị giảm tuổi thọ khoảng 11 năm và nữ giới bị giảm 13 tuổi.

Tuổi thọ của người bệnh tiểu đường tuýp 2

So với những người mắc tiểu đường tuýp 1, thì những bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 đa phần có tuổi thọ kéo dài hơn và chỉ giảm khoảng 5 – 10 năm tuổi thọ trung bình so với người bình thường.

Đương nhiên, con số tuổi thọ có thể tăng hay giảm phụ thuộc vào cách mỗi người kiểm soát chỉ số đường huyết của mình. Với những người thường  xuyên kiểm tra cũng như làm các xét nghiệm để chẩn đoán sớm bệnh tình, sẽ có cơ hội sống lâu hơn.

Do đó, việc bạn cần làm để tăng tuổi thọ của mình chính là hiểu rõ về các yếu tố có nguy cơ làm giảm tuổi thọ cũng như chủ động ngăn ngừa các biến chứng để tăng tuổi thọ khi điều trị bệnh tiểu đường.

Bệnh nhân tiểu đường muốn sống lâu phải làm sao?

Kiểm soát tốt chỉ số đường huyết trong cơ thể là mắt xích giúp bạn sống thọ hơn. Tuổi thọ của những người bị tiểu đường có thể được kéo dài nếu như tuân thủ thực hiện lối sống khoa học, phù hợp. Tham khảo một số gợi ý sau đây:

  • Thực hiện xét nghiệm lượng đường trong máu định kỳ
  • Kiểm tra sát sao nồng độ insulin trong máu lúc đang đói. 
  • Kiểm soát cân nặng trong mức độ vừa phải để hạn chế biến chứng liên quan đến bệnh tiểu đường. 
  • Thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao với các bài vận động nhẹ nhàng sẽ giúp tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng của cơ thể.
  • Chế độ dinh dưỡng cần được kiểm soát tốt, không sử dụng ngũ cốc và đường..
  • Thuốc lá là yếu tố dẫn đến các nguy cơ biến chứng nghiêm trọng như ảnh hưởng đến gan, mắt, tim, thận… vì vậy bạn tuyệt đối không nên sử dụng.
  • Đảm bảo ngủ đủ giấc 

[embed]https://youtu.be/uH3onHAGwnQ[/embed]