Bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường ăn chuối được không? Câu hỏi tưởng chừng đơn giản mà khiến nhiều người thắc mắc đắn đo sử dụng thực phẩm quen thuộc. Hôm nay cùng chuyên gia của hangxin làm rõ vấn đề này một cách chính xác nhất.

Giá trị dinh dưỡng chuối mang lại

Chuối chứa Carbs cung cấp đường cho cơ thể

Chuối - thực phẩm cung cấp calo tốt cho cơ thể
Chuối - thực phẩm cung cấp calo tốt cho cơ thể

Với những người bình thường, hay những người hay vận đông tiêu hao năng lượng nhiều hay được bác sĩ khuyên sử dụng chuối thường xuyên. Vì trong chuối có chứa carbs, giúp làm tăng lượng đường trong máu khi đó cơ thể sẻ sản suất ra insulin để chuyển hóa nó thành năng lượng đi nuôi cơ thể. Tuy nhiên với người bị tiểu đường bị hạn chế việc sản xuất insulin dẫn đến đường bị tích tụ không chuyển hóa được trong máu rất nguy hiểm.

Vì thế với bệnh nhân tiểu đường, thì việc nạp carbs vào cơ thể cần phải được kiểm soát chắt chẽ, nếu không sử dụng quá nhiều các thực phẩm chứa nhiều carbs như chuối sẽ gây hại cho sức khỏe của mình rất nhanh.

Trung bình trong một quả chuối chứa đến 14 gram đường và 6 gram tinh bột, chúng chiếm đến 93% calo đến mà thực phẩm này cung cấp cho cơ thể.

Chứa chất xơ làm giảm đường trong máu

Như đã nói thì việc cơ thể hấp thụ quá nhiều carbs sẽ ảnh hưởng đến người tiểu đường. Tuy nhiên chỉ với 3g chất xơ trong mỗi quả chuối cỡ trung bình đã có thể giúp giảm lượng đường trong máu. Từ đó kiểm soát được chỉ số đường huyết một cách tốt nhất.

Để có cái nhìn rõ hơn các chuyên gia sử dụng chỉ số đường huyết(GL) để phân loại thực phẩm:

  • < 55: GL thấp tốt cho người tiểu đường
  • Từ 56 ~ 69: GL trung bình cân nhắc trước khi sử dụng
  • Từ 70 ~ 100: GL cao người tiểu đường hạn chế sử dụng

Chuối với giá trị GL từ 42 đến 62 được xếp vào nhóm thuốc, nhưng còn tùy thuộc vào độ xanh chín nữa.

Chuối xanh bổ sung tinh bột kháng

Tinh bột kháng có chứa trong chuối xanh tốt cho người tiểu đường
Tinh bột kháng có chứa trong chuối xanh tốt cho người tiểu đường

Thành phần dinh dưỡng của chuối có sự thay đổi từ lúc chưa chín đến khi chín. Chẳng hạn đối với chuối còn xanh thì sẽ ít đường và tinh bột kháng hơn. Đối với tinh bột kháng bao gồm 1 chuỗi glucose làm kháng tiêu hóa tại vị trí trên của hệ thống tiêu hóa, không làm tăng lượng đường trong máu.

Mặt khác chúng sẽ hỗ trợ sự phát triển của các lợi khuẩn cho hệ tiêu hóa. Qua đó ổn định quá trình trao đổi chất cũng như khả năng kiểm soát lượng đường trong máu. Chúng còn hiệu quả hơn so với việc sử dụng các loại thuốc tây y.

Đối với người bị tiểu đường type 2 thì cũng sẽ được cải thiện độ nhạy insulin và kháng viêm. Tác dụng này giảm dần khi chuối càng chín cho nên người sử dụng cần lưu ý. Ngoài ra điều này còn được quyết định bởi kích thước của quả chuối nữa. Chuối càng lớn thì sẽ càng ảnh hưởng nhiều đến lượng đường trong máu.

Người bệnh tiểu đường ăn chuối được không?

Như các bạn đã biết carbs là thành phần gây ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Và chuối là 1 trong những thực phẩm chứa carbs. Để trả lời cho câu hỏi "bệnh tiểu đường ăn chuối được không?" và ăn bao nhiêu là đủ thì các nhà khoa học sử dụng chỉ số GI trong thực phẩm đó để đánh giá và khuyên cáo người bệnh:

Chỉ số GI có dải điểm từ 0 đến 100 thuộc các khoảng đánh giá sau:

- GI dưới 55: Mức thấp.

- GI từ 56 - 69: Trung bình.

- GI từ 70 - 100: Cao.

Những thực phẩm có chỉ số GI càng thấp thì càng được khuyến khích người tiểu đường nên ăn. Với chuối thì điểm GI là 42-62, năm ở mức trung bình tùy theo độ chín của chuối. Ngoài ra kích thước quả chuối cũng là yếu tố ảnh hưởng đến hàm lượng đường mà loại quả này mang đến. Quả càng to thì carbs càng cao, cung cấp càng nhiều đường và tinh bột.

Người bệnh tiểu đường ăn chuối được không?
Người bệnh tiểu đường ăn chuối được không?

Ngoài các thành phần dinh dưỡng kể trên thì trong chuối có chứa chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất, kali, hợp chất thực vật có lợi. Cho nên đa số người mắc bệnh tiểu đường đều được ăn chuối.

Tuy nhiên nếu ăn chuối thì cần chú ý đến độ chín cũng kích thước. Nhằm giảm và kiểm soát tác dụng đối với lượng đường trong máu.

Cách ăn chuối đối với người bị tiểu đường

Một nông sản cực kỳ thân thuộc và ngon thì thật khó để loại bỏ khỏi chế độ ăn uống. Cho nên hãy chú ý đến 4 điều sau để đảm bảo cơ thể khỏe mạnh:

  • Theo dõi đường huyết sau mỗi lần ăn chuối để giảm kích thước nếu chúng tăng quá nhiều
  • Một quả chuối chắc, gần chín là lựa chọn hoàn hảo
  • Phân bổ đều các loại trái cây vào từng thời điểm phù hợp mỗi ngày. Không nên ăn quá 2 quả chuối cỡ trung bình mỗi ngày.
  • Kết hợp chuối với sữa chua hoặc các loại hạt, làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường. Tuyệt đối không ăn chung với bánh kẹo và nước ngọt.

Biện pháp thoải mái ăn uống không lo đường huyết tăng:

Người mắc bệnh tiểu đường ăn chuối được không? Đã được làm rõ, phân tích cụ thể dưới góc nhìn của nhiều chuyên gia. Mong rằng đã giúp bạn đọc giải đáp được các thắc mắc. Tuy nhiên để biết được chính xác nhất vẫn cần đền thăm khám nghe chỉ dẫn từ các chuyên gia.