Bệnh tiểu đường nên ăn gì thay cơm mà ổn định đường huyết?

Cơm trắng là một trong những thực phẩm mà ai cũng phải ăn hằng ngày nhất là với người Châu Á. Trong cơm trắng có một hàm lượng tinh bột khá cao khiến cho đường huyết của người tiểu đường dễ bị tăng lên đột ngột, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe người tiểu đường. Tuy nhiên việc người tiểu đường lựa chọn kiêng hoàn toàn cơm trắng hay tinh bột thì lại là một lựa chọn sai lầm. Vì nếu cơ thể không có tinh bột thì không thể chuyển hóa thành năng lượng đi nuôi cơ thể dẫn đến việc hạ đường huyết đột ngột cũng rất nguy hiểm.

Vì vậy đối với vấn đề “Bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm?” thì người tiểu đường nên chọn những thực phẩm có thể thay thế được cơm mà vẫn đảm bảo không có khả năng làm tăng đường huyết đột ngột sau khi ăn và cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể trong ngày dài hoạt động.

Cụ thể, bệnh nhân đái tháo đường có thể thay thế cơm trắng bằng các loại thực phẩm sau đây:

Người bệnh tiểu đường có thể ăn gì thay cơm?

Bệnh tiểu đường có ăn được gạo lứt không?

Gạo lứt - giải pháp cho người tiểu đường ăn gì thay cơm
Gạo lứt - giải pháp cho người tiểu đường ăn gì thay cơm

Đây được đánh giá là một trong những thực phẩm hàng đầu để thay thế cho cơm trắng. Sự khác nhau của 2 nguyên liệu nằm ở lớp màng cám mỏng bên ngoài, gạo trắng thì đã qua quá trình xử lý mất đi lớp này. Chính lớp màng cám này khiến cho gạo lứt được sử dụng thay cơm cho người tiểu đường.

Do cấu tạo của lớp màng này có chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất, chất xơ, magie, kẽm, mangan… Mà chất xơ đóng vai trò chủ yếu trong cơ chế ổn định đường huyết. Cộng với đó là chất magie sẽ giúp kích thích sản sinh sinh insulin tăng khả năng chuyển hóa đường.

Người mắc bệnh tiểu đường ăn gạo lứt thay cơm trắng có thể chế biến theo cách nấu, uống nước, rang ăn sống…

Bệnh tiểu đường ăn yến mạch được không?

Về cơ bản yến mạch cấu tạo của yến mạch và gạo lứt là như nhau cho nên có thể sử dụng thay cơm trắng hằng ngày. Yến mạch có ưu điểm chính là ở việc sử dụng, khi thực phẩm có thể tan dễ dàng trong nước. Có thể ăn cùng với hoa quả hoặc sữa chua.

Bệnh tiểu đường ăn hạt chia, hạt lanh thay cơm trắng được không?

Hạt chia có thể sử dụng thay thế cơm cho người tiểu đường
Hạt chia có thể sử dụng thay thế cơm cho người tiểu đường

Theo nghiên cứu, 2 loại hạt này sở hữu các loại vitamin, chất xơ hòa tan, sắt, photpho, omega 3 … cực tốt cho người bị tiểu đường với chỉ số đường huyết cao. Ngoài ra thì chúng cũng góp phần hạn chế một số biến chứng có thể gặp phải cho nhóm đối tượng này.

Người bệnh tiểu đường ăn khoai lang được không?

Một trong những thực phẩm có thể giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm trắng. Nhiều người nghĩ trong khoai lang có chứa nhiều tinh bột, ăn nhiều sẽ khiến cho đường huyết tăng cao.

Sự thật thì không phải bởi tinh bột này có tác dụng kháng đường và tăng sản sinh insulin. Mặt khác chúng chứa rất ít calo, cho nên hoàn toàn yên tâm.

Bệnh tiểu đường ăn đậu đỗ thay cơm - sự lựa chọn tốt

Người mắc bệnh tiểu đường sử dụng loại nông sản này cần phải để nguyên lớp vỏ bọc bên ngoài. Không chỉ góp phần tăng chuyển hóa đường trong máu mà còn có rất nhiều công dụng khác tới sức khỏe. Đặc biệt là khả năng thanh nhiệt, giải độc, làm mát cơ thể.

Ngoài ra có thể sử dụng các loại sữa uống cũng có tác dụng ổn định đường huyết.

Top sữa uống dành cho người tiểu đường tốt nhất 2020

4 điều cần tuân thủ khi ăn uống của người bệnh tiểu đường

Yếu tố quyết định chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường
Yếu tố quyết định chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường

Bao gồm:

  • Điều thứ nhất: cả ngày chia nhỏ thành nhiều bữa ăn. Chẳng hạn như là thay vì ăn 3 bữa sáng, trưa, tối hãy thêm vào các bữa phụ ăn vặt xen kẽ. Tuy nhiên mỗi lần chỉ nên ăn với số lượng vừa phải, không quá nhiều nhưng cũng đừng quá ít. Nhưng hạn chế bỏ bữa.
  • Điều thứ hai: chú ý đến lượng chất bổ sung trong mỗi bữa ăn. Những thực phẩm như gạo trắng, mì, miến, bánh kẹo, nước ép hoa quả, thịt mỡ. sữa có đường, chất kích thích, rượu bia.. chứa nhiều tinh bột và đường cho nên cần phải hạn chế. Thay vào đó là những hoa quả nhiều chất xơ từ rau xanh, thịt nạc, đậu phụ, ngũ cốc…
  • Điều thứ ba: cần uống nhiều nước mỗi ngày
  • Điều thứ tư: kết hợp duy trì chế độ dinh dưỡng cùng tập luyện đều đặn. Kể cả khi chi số đường huyết đã ổn định thì vẫn không được bỏ qua.

Cách ăn cơm trắng mà vẫn ổn định đường huyết

Phương pháp ăn cơm trắng mà vẫn ổn định đường huyết
Phương pháp ăn cơm trắng mà vẫn ổn định đường huyết

Như đã trình bày thì người bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm trắng đã được làm rõ. Tuy nhiên để từ bỏ một thực phẩm đã sử dụng nhiều năm là điều không hề dễ dàng. Cho nên các chuyên gia dinh dưỡng có 1 số lời khuyên dành cho người mắc bệnh tiểu đường mà vẫn muốn ăn cơm trắng:

  • Thứ nhất: ăn theo nhu cầu cơ thể: tức là sẽ ăn ít hơn so với sức ăn bình thường, sau khi ăn 2 giờ thì kiểm tra chỉ số đường huyết. Trường hợp giá trị cao hơn 10mmol/l thì lần sau cần giảm cơm đi.
  • Thứ hai: ăn theo vóc dáng: đối với nữ thì 1 chén cơm là đủ, còn nam giới cần 1,5 chén cơm trong mỗi bữa ăn chính. Nếu làm việc nặng thì có thể tăng thêm nửa chén.
  • Thứ ba: sắp xếp thứ tự ăn: chính là lựa chọn xem ăn cái gì trước trong bữa ăn để đường huyết không tăng cao. Trước hết là ăn rau củ quả, rồi đến nước canh, cơm và cuối cùng mới là đồ ăn khác.
  • Thứ tư: không ăn sau 20 giờ tối

Bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm đã được cung cấp đầy đủ. Mong rằng những thông tin này sẽ giúp ích đến cho người mắc phải căn bệnh này. Nếu còn thắc mắc gì bạn đọc có thể để lại thông tin để được chuyên gia tư vấn rõ nhất.

Chú ý mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, không có tác dụng chữa bệnh.