Giải đáp: Bị bệnh tiểu đường có ăn được ngô không?

Ngô là một trong những loại ngũ cốc có vị ngọt, thơm, dễ chế biến và được nhiều người ưa dùng. Thế nhưng người bệnh tiểu đường có ăn được ngô không? Đây là thắc mắc của rất nhiều người đang mắc phải căn bệnh này. Bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây để tìm được lời giải đáp cho câu hỏi này.

Một số lợi ích của ngô

Trong thành phần của ngô chứa một lượng lớn tinh bột, thành phần carbohydrate có thể tác động nhanh chóng làm tăng đường máu. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là những người mắc phải bệnh tiểu đường phải kiêng ăn ngô hoàn toàn.

Ngô bổ sung được rất nhiều các chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe, chẳng hạn như: thành phần sắt, vitamin A và vitamin B6, thiamin, riboflavin, niacin, folate, phốt pho, magiê, mangan và selen, đặc biệt là hàm lượng lớn chất xơ, ngô được xếp vào loại ngũ cốc nguyên hạt hỗ trợ tốt cho sức khỏe.

Chống ung thư hiệu quả

Thành phần beta-cryptoxanthin được tìm thấy một lượng lớn ở trong ngô, đây là một loại carotenoid có công dụng chống oxy hóa, giúp ngăn chặn bệnh ung thư phổi cực hiệu quả. Nếu bạn thường xuyên ăn ngô sẽ hạn chế tối đa bệnh ung thư vú. Với hàm lượng cao chất xơ cũng như chất chống oxy hóa, ngô giúp bảo vệ tế bào khỏi các tác động xấu gây nên bệnh ung thư.

Tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa

Đây là lợi ích không thể không bỏ qua của ngô. Nguyên nhân là bơi trong bắp ngô có chứa giàu chất xơ không hòa tan - đây chính là chất khiến cho việc tiểu tiện trở nên dễ dàng hơn. Chất xơ này tạo ra môi trường thuận lợi đối với sự phát triển của các vi khuẩn có lợi trong ruột già, và ngược lại vi khuẩn này giúp biến chất xơ thành chuỗi các axit béo ngắn (SCFA)

Tốt cho não

Ngô có cộng dụng hỗ trợ bảo vệ và cải thiện bộ nhớ, bởi trong ngô chứa rất nhiều Vitamin B1 có tác dụng giúp tạo ra acetylcholine - đây là một chất truyền tín hiệu thần kinh cho bộ nhớ. 

Tốt cho mắt

Theo nghiên cứu của các chuyên gia, hàm lượng beta-carotenoid và folate trong ngô khá phong phú. Đặc biệt, cả hai chất này giúp làm chậm quá trình suy thoái điểm vàng do quá trình lão hóa tự nhiên của cơ thể. 

Bệnh tiểu đường có ăn được ngô không?

Ngô là thực phẩm có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và khoáng chất bổ ích, hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, ngô lại được xếp vào nhóm tinh bột đường với chỉ số đường huyết (GI = 69), mức chỉ số này hơi cao so với mức đường huyết trung bình cho phép (GI = 55 – 69). Chính vì lý do đó mà ngô được xếp vào nhóm thực phẩm khiến cho chỉ số đường huyết bị tăng sau khi ăn. 

Mặc dù vậy, những lợi ích mà ngô mang lại khó có thể phủ nhận, người bệnh tiểu đường vẫn có thể bổ sung ngô vào thực đơn dinh dưỡng của mình, nhưng cần chú ý với số lượng hạn chế, ăn với số lượng thật ít để tránh việc làm tăng lượng đường huyết.

Bắp ngô được coi một nguồn dinh dưỡng có lợi chứa nhiều carotenoid và folate, chẳng hạn như lutein và zeaxanthin. Ngô đóng vai trò tích cực trong việc duy trì sức khỏe mắt, cụ thể như thoái hoá điểm vàng và đục thuỷ tinh thể nguyên nhân dẫn đến mù lòa - một biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.

Đặc biệt, ngô có hai hàm lượng chất xơ hòa tan lẫn chất xơ không hòa tan. Các chất xơ này được liên kết với cholesterol trong mật đã được bài tiết ra từ gan sau đó sẽ lan truyền khắp cơ thể, giúp hấp thụ hàm lượng cholesterol có hại. Do đó hỗ trợ tăng cường lưu thông máu, tránh tình trạng đọng cholesterol trong máu và bảo vệ tim mạch hiệu quả.

Ngô là một trong các loại ngũ cốc nguyên hạt, khi sử dụng có cảm giác nhanh no và no lâu, làm giảm nhu cầu ăn vặt, từ đó cân nặng dễ dàng được kiểm soát. Đây có thể được coi là một giải pháp hiệu quả đối với các bệnh nhân tiểu đường bị béo phì.

Cách ăn ngô cho người bệnh đái tháo đường

Ngô có thể chế biến được ra nhiều món ăn khác nhau, nhưng đối với những người đang bị bệnh đái tháo đường chỉ nên ăn ngô tươi, ngô nguyên hạt. Tuyệt đối không nên ăn các loại thực phẩm được chế biến từ ngô hoặc bỏng ngô với nhiều bơ, hương liệu. Bởi những loại thức ăn này sẽ chỉ làm tăng lượng carbohydrate và chất béo trong cơ thể, từ đó gây ra mất cân bằng đường huyết.

Nếu bạn muốn cho món ăn hấp dẫn hơn, có thể thêm một chút hương vị như phô mai Parmesan, tỏi, một vài giọt dầu olive, các loại thảo mộc, một chút muối hoặc một ít quế để làm món ngô nướng hoặc hấp,luộc.

Ngoài ra, để hạ và ổn định chỉ số đường huyết một cách tốt nhất, người bệnh đái tháo đường nên bổ sung thêm những thực phẩm tốt khác như rau củ, các loại hoa quả tươi tốt cho người bệnh, cá, các loại hạt hoặc sữa tiểu đường. Đặc biệt, người bệnh cũng có thể tham khảo thêm một số sản phẩm hỗ trợ từ lá xoài Ấn Độ, lá nem, quế chi hoặc mướp đắng… Sử dụng kết hợp các loại thảo dược này có thể giúp bạn kiểm soát đường huyết một cách tốt hơn, sức khỏe bình thường hơn

>> Xem thêm dinh dưỡng hỗ trợ ổn định đái tháo đường