Bệnh tiểu đường có uống được cafe không?

Cafe được xếp vào loại đồ uống có chứa chất kích thích, tuy nhiên lại được rất nhiều người yêu thích. Vậy đối với người tiểu đường uống cafe được không là câu hỏi đặc biệt được quan tâm.

Người bệnh tiểu đường uống cà phê được không?

Cà phê là một loại đồ uống khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày đối với mỗi người. Nhưng, nó lại không hề phù hợp cho những người đang mắc phải bệnh lý như cao huyết áp, mỡ nhiễm máu hay đường trong máu cao. Nguyên nhân với, thành phần caffein có trong cà phê có thể khiến cho tình trạng bệnh lý sẽ trở nên trầm trọng hơn và gây ra những khó khăn trong việc điều trị.

Bên cạnh đó, thành phần này có thể ảnh hưởng làm giảm khả năng điều tiết đường huyết của người bệnh, đặc biệt là đối với những người bệnh tiểu đường type 2. Từ  kết quả của những cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, cà phê phải làm tăng chỉ số đường huyết sau ăn và lượng đường huyết trung bình trong ngày lên 8%. Chính vì vậy, những người bị tiểu đường khi uống cà phê vào buổi tối, sẽ khiến cho lượng đường huyết có thể tăng lên đến 26%.

Tại sao cà phê lại ảnh hưởng đến đường huyết ở người bệnh tiểu đường:

Theo nghiên cứu, Nếu một người bình thường sử dụng cà phê thường xuyên sẽ làm giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Tuyên nhiên, cafe lại cực kỳ không tốt cho những người đã và đang mắc bệnh, bởi:

  • Thứ nhất, cà phê có tính kháng lại insulin – đây là chất có tác dụng làm cản trở hàm lượng đường không thể đi vào tế bào mà ứ lại trong máu, từ đó khiến cho đường huyết bị tăng lên.
  • Thứ 2, khi sử dụng cà phê sẽ khiến cho adrenalin được sản xuất - là một chất gián tiếp làm tăng đường huyết, cũng như gây ra triệu chứng run tay, hồi hộp.
  • Thứ 3, cafe cũng là nguyên nhân làm cho huyết áp tăng cao tạm thời trong 3-4 giờ, bởi tĩnh mạch co thắt và tim bơm máu khó khăn hơn. 

Ngoài ra, với người bệnh tiểu đường đặc biệt là những người bệnh đái tháo đường kèm theo cao huyết áp, khi uống một lượng lớn caffein có trong cà phê sẽ gây nên tình trạng mất ngủ, rối loạn thần kinh, nhịp tim tăng nhanh hoặc chậm bất thường, tăng huyết áp. Do đó, đây là món đồ uống cần phải hạn chế.

Còn đối với những người có chỉ số đường được kiểm soát chặt chẽ, ổn định thì việc uống cafe với một lượng vừa phải, sẽ gần như không có ảnh hưởng gì nghiêm trọng cả. 

Những lợi ích mà cà phê đem lại

Tuy đối với những người bị bệnh tiểu đường, thì cafe được liệt vào danh sách cấm. Nhưng, không thể phủ nhận những công dụng của loại đồ uống này mang lại.

Giảm nguy cơ bị đột quỵ 

Đột quỵ là tình trạng các mô của não bị tổn thương do việc cung cấp máu không hiệu quả gây ra bởi cục máu đông, ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng. Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Circulation cho biết: uống ít nhất một tách cà phê không đường mỗi ngày sẽ làm cho các mạch máu lưu thông để ngăn ngừa cục máu đông, phòng tránh đột quỵ.

Giảm cân 

Cà phê có tác dụng cực tốt trong việc ngăn ngừa tình trạng béo phì. Một số nghiên cứu cho rằng caffeine và axit chlorogenic chứa trong cà phê có thể làm chậm quá trình trao đổi chất. Những axít này có công dụng làm chậm quá trình hấp thụ carbohydrate và đường. Uống cà phê thường xuyên giúp đốt cháy chất béo trong cơ thể..

Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường

Các nghiên cứu dịch tễ học đã chỉ ra rằng: những người thường xuyên sử dụng cà phê sẽ giảm 50% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, so với những người ít uống hoặc không uống.

Kích thích hoạt động trí não, giúp tinh thần tỉnh táo

Cafein tìm thấy trong cà phê có công dụng như một chất dẫn truyền ức chế thần kinh, kích thích não bộ hưng phấn. Chất này giúp kiểm soát tâm trạng tốt hơn, cải thiện bộ nhớ, tăng tốc độ phản xạ và các chức năng của não bộ.

Chống lại bệnh ung thư

Uống cà phê hàng ngày hạ thấp nguy cơ mắc ung thư gan thấp hơn đến 40 %. Những người uống 4-5 tách cà phê loãng mỗi ngày làm giảm nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng thấp hơn 15%.

Xem thêm chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường