Bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không? Có chữa được không?

Tiểu đường là một trong những căn bệnh xảy ra khá phổ biến trong thời điểm hiện nay. Căn bệnh này nó được chia làm nhiều giai đoạn, và tuýp 1 là 1 trong số những giai đoạn đó. Vậy bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không? và ở giai đoạn này có thể chữa khỏi được không?

Yếu tố nào gây nên bệnh tiểu đường?

– Tác động từ yếu tố di truyền: Đây là một yếu tố được xem là có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình xác định được bệnh nhân nào có khả năng phát triển tình trạng bệnh tiểu đường tuýp 1 của mình. Nếu bố mẹ bị bệnh tiểu đường tuýp 1 sẽ di truyền qua cho con cái. Gen có công dụng giúp tạo ra protein cần thiết đối với những hoạt động của tế bào, trong một số trường hợp có một vài các biến thể gen hoặc vài nhóm gen khi tương tác với nhau sẽ tạo nên nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường.

bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không

– Xuất phát từ yếu tố hệ thống miễn dịch: Các tế bào bạch cầu có trong hệ thống miễn dịch sẽ tấn công vào các tế bào beta. Đây là nguyên nhân trực tiếp khiến cho tuyến tụy bị suy giảm hay mất đi chức năng sản xuất ra insulin.

– Chịu tác động từ môi trường bên ngoài: Chính từ việc chọn lựa các loại thực phẩm ăn hàng ngày, vi khuẩn, virus hoặc các độc tố từ môi trường gây phá hủy tế bào beta trong tuyến tụy.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không?

Thông thường bệnh tiểu đường tuýp 1 ít người mắc phải hơn tiểu đường tuýp 2 và không nguy hiểm như tiểu đường tuýp 2, tuy nhiên nếu không có biện pháp can thiệp, điều trị kịp thời, thì tình trạng bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng và có thể gây ra những biến chứng gây hại cho sức khỏe, thậm chí khiến người bệnh tử vong.

Bệnh tiểu đường type 1 có thể gây ra một số biến chứng cực kỳ nguy hiểm như hạ đường huyết, nhiễm ketone máu, hay rối loạn cương dương , gây ra các biến chứng ở mắt và biến chứng ở chân…

bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không

Hạ đường huyết

Khi chỉ số đường trong máu của bị thấp còn được gọi là hạ đường huyết. Nó có thể xảy ra trong trường hợp tiêm quá nhiều insulin, vận động cơ thể quá nhiều, hay bạn dung nạp quá ít thức ăn vào cơ thể. Tình trạng hạ đường huyết hay thường gặp ở những bệnh nhân Đái tháo đường tuýp 1 đang điều trị.

Các dấu hiệu sẽ xuất hiện khi lượng đường trong máu giảm dưới 70mg/dl bao gồm

  • Nhức đầu
  • Đói
  • Căng thẳng
  • Run tay
  • Đổ mồ hôi
  • Yếu mệt
  • Nhìn mờ

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng này thì bạn nên đi kiểm tra lượng đường trong máu của mình ngay. Nếu đường huyết thấp, bạn có thể cứu cánh lập tức với phương pháp ăn uống những thức ăn chứa đường như nước ép trái cây, vài muỗng đường, một ly sữa  hoặc nước ngọt.

Đợi cho các dấu hiệu này biến mất, bạn nên  ăn thêm thức ăn khác. Trong trường hợp nếu bị hạ đường huyết nặng hơn bạn nên đến thăm khám và điều trị tại bệnh viện. Các bác sĩ sẽ điều chỉnh liều insulin sao cho phù hợp để tránh hạ đường huyết thường xuyên.

Nhiễm ketone máu

Nếu không có những biện pháp can thiệp kịp thời để điều trị, bệnh đái tháo đường tuýp 1 rất dễ xảy ra biến chứng hôn mê do nhiễm ceton acid.

Khi cơ thể không nhận được đủ lượng insulin để đưa glucose chuyển đến các tế bào, từ đó glucose có thể bị tích tụ và tăng cao trong máu. Từ đó, cơ thể sẽ tìm đến các phương pháp khác để tạo ra nguồn năng lượng và sử dụng chất béo như là một nguồn nhiên liệu. Lượng mỡ được dung nạp vào sẽ bị phân hủy để tạo năng lượng và quá trình này sẽ tạo ra nhiều acetone acid , ketone tăng trong máu và nước tiểu. Gây ra nhiễm cetone acid ( ketoacidosis.)

bệnh tiểu đường tuýp 1 có nguy hiểm không

Các triệu chứng cảnh báo nhiễm  cetone acid ,bao gồm:

  • Thở nhanh, sâu
  • Da và miệng khô
  • Bừng mặt
  • Hơi thở có mùi trái cây
  • Buồn nôn hay nôn mửa
  • Đau dạ dày

Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu này, gọi cho bác sĩ hay đi đến phòng cấp cứu ngay lập tức. Nếu bạn vẫn còn chần chừ không được điều trị , tình trạng này sẽ dẫn đến hôn mê và thậm chí tử vong.

Bệnh tiểu đường tuýp 1 có thể chữa khỏi không?

Hiện nay, chưa có một loại thuốc nào có thể chữa khỏi dứt điểm được bệnh tiểu đường tuýp 1

Nếu cơ thể của người bệnh bị thiếu hụt insulin trầm trọng, thì các tế bào cơ thể sẽ không được nhận được lượng đường cần thiết để hoạt động. Chính vì vậy, cơ thể sẽ sử dụng chất béo để tạo ra nguồn năng lượng cần thiết và tạo ra nhiều actone acid, ketone tăng trong máu và nước tiểu.

Đó là lý do vì sao bệnh nhân tiểu đường bị mắc bệnh nhiễm cetone acid dẫn đến hôn mê đột ngột.

Muốn cải thiện và điều trị bệnh tiểu đường, chúng ta cần tuân thủ theo lộ trình chữa trị ngắn hạn và dài hạn. Mục tiêu đầu tiên đó là chữa nhiễm cetone acid và sau đó là phòng ngừa các biến chứng do cao đường huyết gây ra.