Bị tiểu đường thai kỳ uống nước mía được không?

Nước mía - thức uống giải nhiệt ngày hè được nhiều người yêu thích. Vậy nhưng đối với những bà mẹ đang bị tiểu đường thì có nên dùng loại nước này? Cùng tìm hiểu bài viết: tiểu đường thai kỳ uống nước mía được không? sau đây

Nước mía có tác dụng như nào đối với mẹ bầu?

Cung cấp protein

Protein là thành phần vô cùng quan trọng đối với cơ thể của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Trong nước mía có hàm lượng protein khá cao, nên nó cung cấp được lượng protein cần thiết đối với cơ thể

Cung cấp chất chống oxy hóa

Flavonoid và các hợp chất phenolic đây là các chất chống oxy hóa được tìm thấy trong nước mía. Nhờ vậy, khi sử dụng loại nước này sẽ giúp cho mẹ bầu chống lại các bệnh viêm nhiễm, dị ứng đồng thời tăng cường hệ miễn dịch.

Chống viêm đường tiết niệu

Các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu sẽ được cải thiện nhờ việc uống nước mía

Ngăn ngừa táo bón

Thành phần kali có trong mía có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa, ngăn ngừa tình trạng táo bón thai kỳ.

Ngăn ngừa bệnh vàng da ở trẻ khi bé chào đời

Nước mía có tác dụng làm cân bằng nồng độ bilirubin, hỗ trợ cho hoạt động chức năng gan và giữ cho gan luôn khỏe mạnh, từ đó có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh lý vàng da ở thai nhi khi chào đời. 

Kiểm soát cân nặng

Polyphenol của mía có tác dụng hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa các chất, giúp giữ trọng lượng cơ thể ổn định.

Tuy rằng nước mía rất có lợi nhưng trong suốt thời gian mang thai, việc nạp bất kỳ thực phẩm gì vào cơ thể mẹ bầu cũng phải cẩn trọng, và nước mía cũng không ngoại lệ, mẹ bầu sẽ được cung cấp nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe cả mẹ lẫn bé nếu dùng thức uống tự nhiên này với liều lượng vừa phải, hợp lý.

Tiểu đường thai kỳ uống nước mía được không?

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu nên bổ sung đa dạng các chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo có một thai kỳ khỏe mạnh. Tuy nhiên, đối với những mẹ bầu bị mắc tiểu đường thai kỳ thì khi ăn bất cứ loại thực phẩm nào thì việc cần thiết phải lưu ý đến là hàm lượng đường có trong đó, đặc biệt là những thực phẩm có vị ngọt như nước mía. 

Trong thành phần của nước mía có chứa rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, trong nước mía lại chứa hàm lượng đường và hàm lượng carbohydrate rất cao. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong 240ml nước mía có chứa  khoảng 183 calo, 50g đường và khoảng 0-13g chất xơ. Điều này cũng có nghĩa là hàm lượng đường có trong nước mía cao hơn rất nhiều so với tổng lượng đường mà được khuyến cáo nạp vào cơ thể mỗi ngày

Chín bởi vì nước mía có hàm lượng đường cao như vậy, nên đối với những mẹ bầu mắc tiểu đường thai kỳ không nên sử dụng thức uống này để tránh bệnh tình trạng bệnh tiến triển nặng, gặp phải những biến chứng không đáng có.

Thay vào đó, mẹ bầu nên dùng nước cam, nước ép táo, nước ép lê và nước ép ổi, đây là những loại đồ uống giàu carbohydrates phức tạp giúp làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu của cơ thể

Cách uống nước mía an toàn cho mẹ bầu

Nước mía chứa nhiều tác dụng tích cực đối với cơ thể của mẹ và sự phát triển của thai nhi, nên mẹ bầu cần sử dụng một cách khoa học trong từng giai đoạn của thai kỳ.

Ba tháng đầu của thai kỳ

Đây là giai đoạn khiến hầu hết các mẹ bầu bị mệt mỏi bởi triệu chứng nghẽn, nước mía sẽ giúp làm giảm tình trạng này. Chính vì thế, mỗi ngày mẹ có thể uống tối đa 150ml nước mía, và chia nhỏ thành 2 – 3 lần, có thể pha thêm 5ml nước cốt gừng uống cùng để tăng sức đề kháng

Ba tháng giữa của thai kỳ

Tuy rất bổ ích nhưng nước mía chứa nhiều đường, nên trong giai đoạn 3 tháng giữa này, mẹ bầu chỉ nên uống 2 – 3 lần/ tuần cách xa bữa ăn chính.

Ba tháng cuối của thai kỳ

Trong giai đoạn này, nhu cầu dinh dưỡng của mẹ và thai nhi tăng cao. Do đó, mẹ bầu có thể dùng nhiều nước mía hơn so với những tháng trước đó, có thể uống tối đa 400ml nước mía/ ngày chia làm 2 lần

Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng nên uống thêm sữa tiểu đường để bổ sung thêm dinh dưỡng nuôi thai nhi và hỗ trợ ổn định đường huyết