Tiểu đường thai kỳ ăn hạt dẻ được không? Có tốt không?

Hạt dẻ - món ăn vặt yêu thích của nhiều người, tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai bị tiểu đường có ăn được loại thức ăn này không? Cùng tìm hiểu bài viết tiểu đường thai kỳ ăn hạt dẻ được không sau đây nhé!

Trong hạt dẻ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng cao, đem lại nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn hạt dẻ thường xuyên có tác dụng trong việc bảo vệ tim mạch khỏe mạnh. Loại axit béo thuộc họ Omega-3 có trong hạt dẻ được chứng minh là có tác dụng giúp kháng viêm và bảo vệ tim hiệu quả. Bên cạnh đó, chất phytosterol được coi là chất giúp giảm sự hấp thu hàm lượng cholesterol vào trong máu.

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có ăn được hạt dẻ không?

Với những thành phần dinh dưỡng có tác dụng cực tốt đối với sức khỏe như này, các chuyên gia cũng như bác sĩ khuyên các mẹ bầu nên đưa hạt dẻ vào khẩu phần ăn hàng ngày của mình, điều này không những giúp nâng cao sức khỏe, xương chắc mà còn giúp giảm thiểu tình trạng mệt mỏi trong thời gian bầu bì.

Bên cạnh đó, ăn hạt dẻ còn có một số lợi ích cực tốt cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ như:

Giảm mệt mỏi, giảm stress

Thành phần vitamin C có trong hạt dẻ có tác dụng giúp giảm căng thẳng mệt mỏi và giảm stress hiệu quả. Hàm lượng vitamin nhóm B như folacin, kết hợp với những chất khoáng vi lượng khác như Canxi, sắt, magie, phốt pho, đồng, selen, mangan,  kẽm kali… có trong hạt dẻ giúp cho thai nhi được phát triển khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Chính vì vậy, mẹ bầu nên ăn hạt dẻ thường xuyên hơn

Ổn định lượng đường huyết cho mẹ bầu

Được biết cứ 100 gam hạt dẻ thì có chứa đến 8.1 gam chất xơ. Đặc biệt, chất xơ có trong hạt dẻ bao gồm cả dạng hòa tan và dạng không hòa tan. Loại chất xơ hòa tan này được hấp thụ trong nước, tạo thành một dạng như gel bên trong ruột, có công dụng giúp làm giảm hàm lượng cholesterol và ổn định lượng đường huyết. Từ đó, ngăn chặn các biến chứng tiểu đường thai kỳ nguy hiểm có thể xảy ra

Nâng cao sức khỏe tim mạch

Thành phần vitamin A và E có trong hạt dẻ có tác dụng giúp cơ thể chống lại các chứng viêm, bảo vệ thành mạch máu và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

Nâng cao sức khỏe cho thận

Theo đông y, ngoài công dụng giúp bổ tỳ vị, hạt dẻ còn giúp bổ thận cứng gân, có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh đau lưng mỏi gối, đi tiểu nhiều do thận hư gây ra. Do đó, đối với những mẹ bầu gặp phải chứng thận hư thì nên ăn hạt dẻ thường xuyên, sẽ là một giải pháp hoàn hảo để giúp hạn chế sự nguy hiểm của căn bệnh này.

Trị tiêu chảy

Dùng hạt dẻ kết hợp cùng bộ phận dạ dày của lợn (heo) từ lâu đã được dân gian lưu truyền là bài thuốc rất tuyệt vời để chữa bệnh tiêu chảy. Hơn nữa, bài thuốc này cũng chứa rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết rất tốt cho mẹ bầu để thai nhi có đủ năng lượng phát triển.

Bên cạnh đó, hạt dẻ còn, giúp trị chứng mất ngủ, trị giãn, trướng tĩnh mạch chân…

bà bầu nên bổ sung hạt dẻ vào thực đơn hàng ngày của mình.

==> Xem ngay: Các dòng sữa cho người tiểu đường thai kỳ

Xem thêm trực tiếp sản phẩm tại đây:

Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn hạt dẻ như nào?

Bà bầu từ tháng thứ 3 trở lên, khi các triệu chứng nghén hầu như là không còn, đây là giai đoạn nên bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng trong các khẩu phần ăn để giúp cơ thể mẹ khỏe mạnh, cũng như cung cấp dinh dưỡng để nuôi thai nhi. Thay vì sử dụng các loại đồ ăn vặt không an toàn, thì bà bầu nên bổ sung thêm hạt dẻ hoặc các loại hạt dinh dưỡng yêu thích để đảm bảo thành phần dinh dưỡng và an toàn.

bạn cứ yên tâm là, bà bầu hoàn toàn có thể ăn hạt dẻ trong suốt giai đoạn thai kỳ, tuy nhiên cần ăn với lượng vừa phải và trong gia đình không có ai bị dị ứng với hạt hoặc đậu

Bạn cũng không nên ăn quá nhiều hạt dẻ trong cũng một khẩu phần ăn, chỉ nên sử dụng với lượng vừa đủ, đều đặn sẽ giúp phát huy được tác dụng tối đa từ loại hạt này.

– Trước khi rang hay chế biến món ăn từ hạt dẻ các mẹ bầu cần rửa sạch hoặc bóc vỏ, không nên rang hạt dẻ quá kỹ đến mức cháy khét. Hơn nữa vỏ hạt dẻ khá cứng vì vậy để có món hạt dẻ ngon thì mẹ bầu nên luộc sơ qua trước khi rang..

- Hạt dẻ cười rang là món ăn vặt tiện lợi và vô cùng ngon miệng. Bạn có thể ăn một nắm nhỏ mỗi ngày mỗi khi đói.

- Hoặc bạn có thể nghiền nát nó rồi trộn với trứng, sau đó rán chín lên.

- Hoặc cũng có thể trộn với sữa chua, bột yến mạch và ngũ cốc khác để ăn sáng.