Biến chứng của bệnh tiểu đường gây mờ mắt

Một trong những biến chứng đáng sợ của bệnh tiểu đường đó chính là làm mờ mắt, làm giảm thị lực. Vậy vì sao tiểu đường gây mờ mắt và cách khắc phục như nào? Cùng tìm hiểu với bài viết sau đây

Bệnh tiểu đường hay còn được gọi là đái tháo đường được biết đến là nhóm bệnh lý nội khoa, sinh ra do rối loạn chuyển hóa insulin trong cơ thể, từ đó làm cho lượng đường trong máu cao. Khi mắc bệnh lý này, cơ thể sẽ không có khả năng sử dụng hoặc sản xuất ra hormone insulin một cách thích hợp. Nếu không được can thiệp và kiểm soát nghiêm ngặt, rất dễ dẫn đến các vấn đề ảnh hưởng đến sức khỏe nghiêm trọng cho cơ thể, bao gồm cả mắt, thận, thần kinh và tim.

Bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, có thể kể đến như khiến người bệnh có thể phải chạy thận nhân tạo, đoạn chi, hay xảy ra các biến cố tim mạch như nhồi máu cơ tim, hoặc có thể đột quỵ. Những bệnh nhân tiểu đường đang ở type 1 và type 2 là 2 nhóm có nguy cơ cao gặp phải các biến chứng tại mắt, điều này sẽ khiến cho bệnh nhân bị suy giảm thị lực nhanh chóng, nếu như không được sớm phát hiện và điều trị kịp thời thì việc mất đi thị lực hoàn toàn có thể xảy ra.

tiểu đường gây mờ mắt

Những biến chứng của bệnh tiểu được ở mắt được ghi nhận bao gồm tăng nhãn áp cao, đục thủy tinh thể và bệnh lý võng mạc. Những bệnh lý này cần được phát hiện và can thiệp sớm, để ngăn chặn mù lòa. 

Tiểu đường gây ra mờ mắt ở người bệnh như thế nào?

Biến chứng tiểu đường ở mắt có ảnh hưởng đến khả năng nhìn của người bệnh. 2 biến chứng nặng của bệnh đái tháo đường gây mù nghiêm trọng đó là bệnh lý võng mạc tiểu đường và đục thủy tinh thể.

Bệnh lý võng mạc tiểu đường

Bệnh lý này là thuật ngữ mô tả trạng thái rối loạn võng mạc do bệnh tiểu đường gây ra, những rối loạn có thể xảy ra ở điểm vàng hay còn gọi là phù hoàng điểm đây là phần trung tâm của võng mạc khiến cho vị trí này bị sưng lên và bệnh võng mạc tăng sinh (mạch máu bị rò rỉ vào trung tâm của mắt).

tiểu đường gây mờ mắt

Bạn sẽ rất khó nhận biết được những dấu hiệu của những biến chứng này trong giai đoạn ban đầu, nhưng khi bệnh tiến triển, các triệu chứng có thể bao gồm:

– Bạn sẽ nhận thấy trong khoảng nhìn của mắt mình sẽ xuất hiện các vết đốm và chuỗi mờ trôi nổi, thấy vùng đen hoặc trống.

– Tầm nhìn bị giảm, mắt nhìn mọi thứ bị mờ

– Nhìn vào màu sắc kém

– Nhiều lúc không nhìn thấy gì cả

– Bệnh lý này sẽ làm ảnh hưởng đến cả 2 mắt

Đối với những trường hợp bệnh nhân tiểu đường lâu năm kèm theo đó là tăng đường huyết kinh niên, sẽ có nguy cơ bị gặp phải bệnh lý này cao hơn nhiều lần những người có thể kiểm soát được bệnh của mình. Một số cuộc khảo sát diễn ra cho kết quả, sau khoảng 10 đến 15 năm bị bệnh tiểu đường thì 90% người tiểu đường tuýp 1 và 60% người tiểu đường tuýp 2 có bệnh lý võng mạc.

Bệnh lý đục thủy tinh thể 

Số bệnh nhân tiểu đường tuýp 1 bị đục thủy tinh thể cao hơn rất nhiều tiểu đường tuýp 2, khoảng 60% bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị đục thủy tinh thể và những người trẻ hơn có nhiều nguy cơ hơn.

Bệnh lý đục thủy tinh thể là hiện tượng thể thủy tinh trong mắt của bạn bị mờ đục, ngăn chặn đường dẫn truyền tia sáng đến võng mạc.

tiểu đường gây mờ mắt

Một số dấu hiệu ở bệnh lý đục thủy tinh thể:

– Nhìn màu sắc mờ, nhòe

– Tầm nhìn bị mờ, bị che khuất

– Mắt nhạy cảm với ánh sáng, thấy ánh sáng chói và vầng hào quang bao quanh tia sáng

– Biến chứng này thường xuất hiện ở 1 bên mắt

– Luôn phải thay đổi đơn thuốc thường xuyên

Tiểu đường bị mờ mắt cũng có thể là dẫn đến của tăng nhãn áp

Bệnh lý này thường xuất hiện khi áp lực trong mắt gây tổn thương lên các dây thần kinh thị giác.

Theo Viện Mắt Quốc Gia, những trường hợp bệnh nhân tiểu đường, nguy cơ mắc bệnh tăng nhãn áp cao gấp đôi so với những người bình thường khác.

Những triệu chứng của bệnh lý này bao gồm:

– Cảm thấy đau mắt và đỏ mắt

– Người nôn nao, buồn nôn

– Tầm nhìn bị thu hẹp thành hình ống, mất tầm nhìn ngoại biên

– Xuất hiện vầng hào quang xung quanh tia sáng

Xem thêm chế độ dinh dưỡng phòng biến chứng tiểu đường tại đây!