Chỉ số đường huyết sẽ chỉ cho bạn bạn ở mức nào là nguy hiểm và mức nào là an toàn, vậy tiểu đường ở mức bình thường là bao nhiêu, cùng chúng tôi đọc bài viết dưới đây.
Tiểu đường ở mức bình thường là bao nhiêu?
Hàm lượng đường glucose ở trong máu còn được biết đến với cái tên là chỉ số đường huyết. Chỉ số đường huyết trong ngưỡng bình thường, ổn định luôn là mong muốn của tất cả những người bệnh tiểu đường. Đối với một người bình thường nếu không kiểm soát chặt chẽ hàm lượng đường trong máu của mình sẽ rất dễ bị bệnh đái tháo đường type 2. Và một điều chắc chắn là khi đã bị căn bệnh mạn tính này rồi thì bạn gần như cả đời sẽ phải sống chung với nó bởi hiện nay vẫn chưa có thuốc điều trị triệt để được nó.
Khi cơ thể bạn trong trạng thái đói nồng độ đường trong máu sẽ ở mức thấp hơn so với bình thường, bởi cơ thể lúc này đang bị thiếu hụt chất dinh dưỡng làm cho năng lượng bị hao hụt, tuy nhiên mức an toàn phải nằm trong khoảng 70 -100 mg/dL hoặc 3,9 - 5,6 mmol/L. Chỉ số đường huyết lúc đói sẽ cho bạn biết được gần như chính xác tình trạng bệnh của bạn, nếu chỉ số này lớn hơn mức 126mg/dL (7mmol/l) thì có nghĩa là bạn đã bị bệnh.
Khi bạn ăn no thì chỉ số đường huyết luôn ở mức cao, đặc biệt sau khi ăn các thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường. Nếu sau ăn chỉ số đường huyết bạn đo được vượt quá mức 200 mg/dL (11.1 mmol/L), điều này đồng nghĩa với việc bạn đang phải đối mặt với căn bệnh tiểu đường, ngược lại nếu chỉ số đường huyết thấp hơn 140 mg/dL hay 7,8 mmol/L lúc sau ăn đây là mức an toàn.
Với một người có sức khỏe bình thường thì chỉ số đường huyết sẽ không biến đổi bất thường sau ăn, nguyên nhân là do cơ chế tự điều hòa ở trong cơ thể, trong tình trạng đói bị thiếu hụt dinh dưỡng đường huyết thấp thì cơ thể sẽ tự tăng tiết hormon glucagon, ngược lại khi đường huyết cao thì cơ thể sẽ tăng tiết hormon insulin để điều hòa hàm lượng đường luôn trong trạng thái an toàn.
Nhưng điều đó không có nghĩa là một người bình thường có thể hoàn toàn yên tâm về căn bệnh tiểu đường. Bởi, khi cơ thể phải chịu tác động của lối sống thiếu khoa học cũng như chế độ ăn uống tùy tiện quá lâu sẽ khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm, khả năng tự điều hòa đường huyết cũng gặp vấn đề, từ đó nguy cơ bị bệnh tiểu đường là rất cao.
Những loại thực phẩm nên ăn để duy trì đường huyết ổn định
Đối với bệnh nhân tiểu đường thì thức ăn là nhân tố vô cùng quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hàm lượng đường trong máu. Để duy trì nồng độ đường trong máu ổn định an toàn bạn hãy lựa chọn những thực phẩm sau đây:
Trái cây, rau củ quả có màu xanh hoặc đỏ
Không chỉ với người bệnh mà ngay cả người bình thường mà nói thì rau củ và hoa quả là những thực phẩm vô cùng có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là những thực phẩm có màu đỏ hoặc xanh, đây là những loại thức ăn được nghiên cứu có khả năng giữ nồng độ đường trong máu ở mức ổn định.
Bởi trong những loại thực phẩm này chứa rất nhiều chất anthocyanins. Đây là thành phần dinh dưỡng có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu cực tốt.
Sữa
Sữa là loại đồ uống chứa nhiều chất dinh dưỡng, bổ sung nhiều năng lượng cho cơ thể, các thành phần protein, enzyme của sữa sẽ giúp cho quá trình chuyển hóa đường diễn ra chậm hơn, từ đó có khả năng hạn chế tình trạng kháng insulin rất tốt, giúp ổn định đường huyết. Người bệnh tiểu đường nên dùng các loại sữa được tách béo, tách đường hoặc các loại sữa dành cho người tiểu đường.
Bên cạnh yếu tố dinh dưỡng thì việc thường xuyên tập thể dục, xây dựng một lối sống lành mạnh, kiểm tra đường huyết đều đặn mỗi ngày cũng như đi khám định kỳ sẽ giúp bạn cải thiện được tình trạng bệnh.
Validate your login
Đăng nhập
Tạo tài khoản mới