Đường huyết cao và biến chứng tiểu đường chết người?

Đường huyết cao là gì, có nguy hiểm không và tìm hiểu các biến chứng tiểu đường có thể gây chết người. Bài viết được HXCH biên tập từ các nguồn thông tin uy tín!

Đường huyết cao là gì?

Đường huyết cao là tình trạng đường glucose trong máu tăng vượt quá so với mức bình thường.

Đường huyết bình thường phải được theo dõi qua 4 thời điểm: đường huyết bất kỳ, đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn 1 giờ, đường huyết sau ăn 2 giờ.

Chỉ số đường huyết an toàn đối với người bình thường như sau: 

Đường huyết bất kỳ : < 140 mg/dL (7,8 mmol/l). 

Đường huyết lúc đói: < 100 mg/dL (< 5,6 mmol/l).

Sau bữa ăn: < 140mg/dl (7,8 mmol/l).

Đường huyết cao và biến chứng tiểu đường chết người Đường huyết cao nguy cơ tiểu đường và đường huyết bình thường

Đường huyết cao cũng được đo ở các thời điểm khác nhau gây ra các triệu chứng của tiền đái tháo đường và đái tháo đường.

Đường huyết cao và biến chứng tiểu đường chết người6 Đường huyết cao cần được theo dõi chặt chẽ xét nghiệm định kỳ

Biến chứng bệnh tiểu đường?

Tai biến mạch máu

Bệnh nhân tiểu đường kèm mỡ máu và huyết áp cao sẽ rất dễ bị nhồi máu cơ tim tai biến mạch máu não gây liệt nửa người. Đây là biến chứng tiểu đường nguy hiểm nhất có thể dẫn đến cái chết bất đắc kỳ tử, nhồi máu cơ tim có thể chết chỉ trong vòng 24 giờ mà không thuốc gì cứu được.

Đường huyết cao và biến chứng tiểu đường chết người?
Đường huyết cao và biến chứng tiểu đường chết người?

Tổn thương tại mắt 

Khi lượng đường trong máu tăng cao, sẽ dẫn đến mắt của bạn bị mờ.

Nếu như tình trạng này không được can thiệp hay có những biện pháp khắc phục hạ đường huyết kịp thời, thì những mao mạch máu trong mắt sẽ bị nghẽn và bị vỡ, từ đó có thể làm cho mắt của bạn bị hỏng hoàn toàn.

Biến chứng tiểu đường tại mắt thuộc loại biến chứng mãn tính gây ra những tổn thương thực thể tại mắt như viêm võng mạc, tăng nhãn áp,... 

Tổn thương tại thận

Biến chứng nguy hiểm của bệnh đái tháo đường đó chính làm làm hỏng thận, bởi hàm lượng đường máu cao bị tích tụ lâu ngày khiến cho các mạch máu nhỏ bị hỏng, đồng thời nhu cầu loại bỏ lượng đường dư thừa tăng cao khiến cho thận hoạt động liên tục, từ đó dẫn đến hư thận.

Khi thận bị tổn thương làm cho cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó thở bởi chất độc không được đào thải ra bên ngoài, nếu để tình trạng này nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Ðau hệ thống thần kinh được chia ra làm 2 loại:

Thứ nhất là Peripheral neuropathy:

Bạn có thể hiểu là hiện tường tê bì mất cảm giác hệ thống dây thần kinh tại khu vực chân, đây chính là nguyên nhân gây nên các bệnh lở loét chân, dẫn đến phải loại bỏ các chi của bệnh nhân tiểu đường.

Những người bênh tiểu đường lâu năm rất dễ gặp phải tình trạng này, bắp thịt bị teo, yếu dần, khó cử động.

Chính vì vậy, người bị bệnh tiểu đường cần phải kiểm soát và chú ý đến cảm giác bàn chân mỗi tối trước khi đi ngủ, mặc quần thoải mái và nên tham khảo ý kiến của bác sĩ khi xuất hiện những triệu chứng lạ.

Thứ 2 là Autonomic neuropathy:

Trong trường hợp này, các bệnh nhân tiểu đường sẽ bị loạn nhịp tim, huyết áp chạy không đúng khiến cho gặp phải tình trạng chóng mặt, tiêu chảy táo bón bất thường, buồn nôn mửa, đi tiểu khó khăn, khô âm đạo ở phụ nữa và nam giới gặp phải chứng liệt dương.

Tổn thương thể hiện ngoài da:

Tiểu đường khiến cho cơ thể người bệnh luôn trong trạng thái mất nước do nhu cầu đi vệ sinh tăng cao, từ đó khiến cho da bị khô, khi đó sẽ xuất hiện các triệu chứng ngứa rát, làm cho người bệnh liên tục gãi khiến da bị rách và gây nên nhiễm trùng, gây mụn nhọt.

Đối với những bệnh nhân tiểu đường kèm báo phì thường hay bị nấm chỗ háng, nách và dưới vú nếu là đàn bà. Vì vậy, bạn cần để ý đến các vết thương trên da của mình để xử lý kịp thời

Tổn thương nhiễm trùng:

Thường thấy ở chân, nhiễm trùng lở loét có thể dẫn tới biến chứng nhiễm trùng huyết, nhiễm trùng xương phải cắt bỏ chi.

Rối loạn cương dương:

Là tình trạng người đàn ông không thể giữ dương vật cương cứng trong suốt thời gian quan hệ tình dục. Thời gian bị đái tháo đường càng lâu thì tình trạng rối loạn cương dương càng tăng, gấp 3 lần người bình thường. Nguyên nhân là do các rối loạn chuyển hóa, nội tiết có mối quan hệ với nhau.

Biến chứng hôn mê:

Đường huyết cao quá mức có thể gây hôn mê đột ngột. Hôn mê là tình trạng bất tỉnh mất ý thức kéo dài, không thể đánh thức phản ứng một cách bình thường với các kích thích đau, ánh sáng, âm thanh. Hôn mê được đánh giá theo thang đo hôn mê Glasgow.

Hạ đường huyết quá mức:

Khi đường máu giảm xuống đột ngột dưới 3,6 mmol/l sẽ gây nên hôn mê do hạ đường huyết nhẹ hơn thì choáng váng, bủn rủn chân tay, tim đập nhanh.

Nguyên nhân thường do dùng quá liều thuốc tiểu đường dạng thuốc tiêm Insulin hoặc thuốc tây dạng viên. Cũng có thể do ăn uống kiêng khem quá mức, uống nhiều rượu bia.

Biến chứng nhiễm toan ceton:

Là tình trạng nhiễm độc do máu bị toan hóa. Vì tăng độ acid, đây là những sản phẩm chuyển hóa dở dang do tình trạng thiếu insulin gây ra. Bệnh nhân có thể tử vong nếu không được đưa vào viện điều trị kịp thời.

Biến chứng tăng áp lực thẩm thấu:

Đây là biến chứng nặng tỷ lệ tử vong cao vì gây hôn mê rất nặng, đòi hỏi phải cấp cứu ngay lập tức.

Làm sao để phòng tránh:

Cần kiểm soát tốt đường huyết của người bị tiểu đường bằng thuốc men. Chế độ dinh dưỡng, chăm sóc cơ thể kỹ lưỡng, phòng tránh nhiễm khuẩn, chấn thương, stress, thường xuyên xét nghiệm định kỳ tuân thủ theo phác đồ điều trị tiểu đường của bác sĩ.

Tài liệu tham khảo:

Viện nghiên cứu Mayo

Xem thêm:

Care Flood: Ổn định đường huyết