Chỉ số đường huyết an toàn đối với phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai

Đường huyết thai kỳ là một trong nhiều tình trạng mà các bà mẹ khi mang bầu mắc phải. Chắc hẳn không người phụ nữ nào muốn gặp phải tình trạng này khi cả bản thân và em bé đều bị ảnh hưởng. Cùng tìm hiểu xem chỉ số đường huyết của phụ nữ khi mang thai nhé.

Bệnh đường huyết thai kỳ là như thế nào

Đường huyết thai kỳ là như nào? dấu hiệu nhận biết Đường huyết thai kỳ là như nào? dấu hiệu nhận biết

Thường xuất hiện khi có sự rối loạn hàm lượng đường trong máu khi đang trong giai đoạn mang thai của chị em phụ nữ với tỷ lệ từ 2~10%. Mặc dù vậy chúng chỉ tồn tại trong thời gian này và sẽ biến mất sau khi sinh.

Thông thường tình trạng xuất hiện khi cơ thể cần nhiều năng lượng hơn cho nên lượng đường dung nạp vào cũng vì thế mà tăng lên. Ở người bình thường thì cơ thể sẽ tự điều tiết lượng insulin bổ sung này. Nhưng đối với các bà bầu thì không phải ai cũng được như vậy.

Đó là còn chưa kể đến những nội tiết tố ảnh hưởng đến insulin khi chúng cố gắng giúp thai nhi phát triển. Từ đó dẫn đến tình trạng rối loạn nội tiết tố và một trong nhiều biểu hiện là chứng đường huyết thai kỳ.

Mặc dù vậy thì tình trạng lại diễn ra một cách khá âm thầm kể cả bản thân các bà bầu cũng khó nhận biết. Chỉ khi nào đi khám thai định kỳ hay làm một vài xét nghiệm tiểu đường thì mới phát hiện được.

Nhưng theo một số nhận định của các chuyên gia thì tình trạng sẽ có một số biểu hiện như:

  • Bà bầu thường xuyên cảm thấy khát và uống nhiều nước, thậm chí là thức giấc lúc nửa đêm chỉ để uống nước.
  • Kéo theo đó là hiện tượng đi tiểu nhiều lần trong ngày với lượng nước tiểu cũng nhiều hơn mức bình thường.
  • Khi bị những vết thương ngoài da sẽ rất lâu lành
  • Nấm có thể xuất hiện ở vùng kín mà có sử dụng thuốc đặc trị thông thường sẽ không hiệu quả.
  • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, trọng lượng giảm.

Chỉ số đường huyết bình thường lúc đói của bà bầu không được vượt quá 92 mg/dl ~ 5,1 mmol/l. Sau khi ăn khoảng 1 giờ không vượt quá 180 mg/dl ~ 10 mmol/l, sau khi ăn khoảng 2 giờ không quá 153 mg/dl ~ 8,5 mmol/l.

Đường huyết thai kỳ gây những ảnh hưởng nào

Hậu quả của đường huyết thai kỳ với cả mẹ và bé Hậu quả của đường huyết thai kỳ với cả mẹ và bé

Đối với bà bầu thì mọi sự thay đổi cơ thể dù là nhỏ cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe bản thân cũng như của thai nhi. Trường hợp chỉ số đường huyết tăng quá cao sẽ khiến bé sau này sinh ra bị thừa cân, béo phì, dễ mắc các bệnh về đường hô hấp hơn. Khả năng bị tụt canxi khi vừa mới chào đời cũng như các dị tật có thể xuất hiện.

Đối với người mẹ thì sẽ có khả năng xuất hiện các chấn thương vùng lưng hoặc các khớp khi kích thước thai nhi quá to. Tỷ lệ bị tiền sản giật tăng lên gấp 4 lần so với bình thường. Cùng với đó là những tình trạng xấu nhất như sẩy thai, chết lưu, băng huyết…

Biện pháp phòng tránh tình trạng

Biện pháp phòng tránh chứng đườn huyết thai kỳ dễ dàng Biện pháp phòng tránh chứng đườn huyết thai kỳ dễ dàng

Điều đầu tiên cần chú ý đó là mức cân nặng của bản thân ở mức lý tưởng. Nên nhớ là trước thời điểm có ý định muốn sinh em bé thì cần quan tâm đến điều này rồi. Cụ thể theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì chỉ số BMI mà lớn hơn 30 sẽ tăng nguy cơ bị tiểu đường lên gấp 3 lần so với người có chỉ số BMI dưới 25.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý cũng giảm đi nguy cơ mắc chứng đường huyết thai kỳ. Cộng với đó là cải thiện được sức khỏe trong thời gian ốm nghén. Mà đặc biệt là phải cân bằng lượng đường bột với nhóm thực phẩm còn lại.

Thường xuyên vận động hợp lý là điều cuối cùng cần thiết cho nhóm đối tượng này. Mỗi ngày chỉ cần dành khoảng 30 phút cho các bài tập thể dục là điều cần thiết. Hoặc thực hiện với các bộ môn như đi bộ hoặc bơi lội. Nếu điều đó ảnh hưởng đến công việc và cuộc sống thì có thể chia nhỏ các bài tập nhé.

Tình trạng đường huyết thai kỳ tuy chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn nhưng các mẹ không nên chủ quan. Đừng vì thói quen của bản thân mà ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sau này.