Giải đáp: bệnh tiểu đường lây qua đường nào?

Bệnh tiểu đường được biết đến là căn bệnh chưa có thuốc chữa và là một trong những căn bệnh rất nguy hiểm nếu không được kiểm soát chặt chẽ. Vậy căn bệnh này có lây không và bệnh tiểu đường lây qua đường nào? 

Bệnh tiểu đường có lây không? Bệnh tiểu đường lây qua đường nào?

Theo ý kiến của các chuyên gia trả lời về vấn đề bệnh tiểu đường có lây không? Bệnh tiểu đường lây qua đường nào được biết: Căn bệnh này không hề lây, lý do bởi tiểu đường là căn bệnh xảy ra khi bị rối loạn chuyển hóa nội tiết. 

Khác với các căn bệnh khác. bệnh tiểu đường hoàn toàn không bị gây ra bởi các tác nhân virus, nấm hay vi khuẩn, chính vì vậy căn bệnh này không thể lây lan từ người này cho người khác.

Căn bệnh tiểu đường này, đặc biệt là những trường hợp mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, gây nên do bị ảnh hưởng nhiều từ lối sống hàng ngày cũng như thói quen sinh hoạt bừa bãi, thiếu khoa học. Những người bị bệnh tiểu đường đa phần đều sẽ có các thói quen không tốt gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mà trên căn bản các thành viên trong cùng một gia đình sẽ có thói quen khá giống nhau. Chính vì điều này mà gây ra nguy cơ mắc bệnh cho các thành viên trong cùng một gia đình cao hơn.

Một yếu tố góp phần gia tăng bệnh tiểu đường cho những người trong cùng một gia đình đó chính là sự căng thẳng. Bởi khi trong gia đình bạn nếu có người thân bị mắc bệnh tiểu đường, điều đó khiến tâm trạng của những người xung quanh cảm thấy lo lắng, căng thẳng hơn. Trong khi đó, việc các dây thần kinh bị căng thẳng sẽ dẫn tới tăng đề kháng insulin, điều này kích thích cảm giác thèm ăn đồ ngọt, đồ béo nhiều hơn để trấn an. Do đó mà, nguy cơ mắc bệnh béo phì, bệnh tiểu đường tuýp 2 cũng từ đó mà tăng lên.

Tiểu đường di truyền như thế nào?

Bệnh tiểu đường được biết đến như thông tin được chia sẻ phía trên mặc dù không lây lan nhưng có thể di truyền. Điều này có nghĩa là gì? bạn có thể hiểu là con của bạn trong tương lai sẽ có nguy cơ mắc tiểu đường cao hơn những đứa trẻ thông thường khác. Một số cuộc nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu bố hoặc mẹ bị mắc tiểu đường tuýp 2, và phát hiện ra bệnh trước năm 50 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh của con sẽ rơi vào khoảng 14%. còn với trường hợp ngược lại nếu bố hoặc mẹ bị mắc bệnh đái tháo đường sau 50 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh của con rơi vào khoảng 7,7%, và nguy cơ này cũng có thể đạt lên tới mức 50% nếu như cả bố và mẹ đều bị tiểu đường.

Nếu trong cùng một gia đình bạn có anh hoặc chị em ruột trong gia đình hay bố mẹ bị bệnh đái tháo đường, thì bạn cũng sẽ có nguy cơ cao sẽ mắc bệnh này. Một nghiên cứu khác được thực hiện từ trung tâm sức khỏe cộng đồng Harvard đã thống kê và cho kết quả rằng, tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 1 của người con khi có bố hoặc mẹ bị bệnh sẽ rơi vào khoảng 10% và 4%. Còn đối với những trường hợp bố hoặc mẹ bị bệnh tiểu đường tuýp 2, thì con cái sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn nhiều. 

Cho đến nay vẫn chưa có bất cứ một phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm được căn bệnh bệnh tiểu đường này. Cách can thiệp y học tiên tiến nhất hiện nay đối với tiểu đường loại 1 chỉ có cách tiêm insulin từ bên ngoài vào. Còn đối với những trường hợp tiểu đường tuýp 2 có thể vẫn có cơ hội trở về trạng thái của một người bình thường, nhưng điều này đòi hỏi người bệnh phải có sự kiên trì, cũng như tuân thủ đúng lịch trình điều trị của bác sĩ về chế độ dinh dưỡng cũng như luyện tập. 

Vậy với câu hỏi bệnh tiểu đường lây qua đường nào? thì câu trả lời là: Nó không lây qua bất kỳ một con đường nào cả, nhưng nếu bạn không thực hiện một chế độ sinh hoạt lành mạnh trong thời gian dài, có hiểu biết thì rất dễ bị tiểu đường.