Giải đáp: bệnh tiểu đường nhổ răng được không? Có nguy hiểm không?

Nhổ răng là việc mà hầu hết mọi người đều phải trải qua, nó ít nhiều gì cũng vẫn ảnh hưởng đến sức khỏe, vậy đối với người tiểu đường nhổ răng được không?

Mối quan hệ giữa bệnh răng miệng và bệnh tiểu đường

Hầu hết những người bị bệnh tiểu đường sẽ có hệ miễn dịch kém và có nguy cơ mắc các bệnh lý cao hơn người khỏe mạnh, một trong số đó phải kể đến là bệnh về răng miệng. Lý do bởi hàm lượng đường trong máu tăng cao khiến cho sức đề kháng, hệ miễn dịch của cơ thể bị suy giảm, từ đó tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn tấn công gây nên các bệnh về răng miệng. Cũng vì lẽ đó nên bệnh răng miệng và bệnh tiểu đường có mối quan hệ hai chiều với nhau.

Bên cạnh đó, những người đang gặp vấn đề về răng miệng cũng sẽ phải chịu những tác động tiêu cực từ bệnh tiểu đường. Những vi khuẩn được sản sinh ra khi khoang miệng không được vệ sinh tốt hay răng bị sâu… chúng sẽ khiến cơ thể bạn mất kiểm soát lượng đường huyết, làm gia tăng nguy cơ bị bệnh tiểu đường. Do đó, những người gặp bệnh về răng miệng sẽ có nguy cơ bị tiểu đường thường rất cao.

Bị tiểu đường có nhổ răng được không?

Nếu bạn đang gặp các vấn đề về răng miệng, bị sâu răng nặng hay bị viêm lợi...không được chữa trị thì lâu dần sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến cơ chế nhai cũng như sức khỏe của bản thân. Cũng giống như những người bình thường khác, người bị bệnh tiểu đường, việc phải nhổ răng để không làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày là điều cần thiết. Tuy nhiên, việc nhổ răng ở người bệnh tiểu đường cần phải thực hiện hết sức thận trọng và phải kiểm tra tình trạng bệnh lý của bệnh nhân tiểu đường cụ thể mới được tiến hành nhổ.

Bệnh tiểu đường làm sức đề kháng của bạn bị suy giảm, khiến cho các vết thương hở khó lành, cơ thể dễ dàng bị nhiễm khuẩn,…Chính những tác động này có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục sau khi nhổ răng ở người tiểu đường và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân.

 Vậy thì, bệnh tiểu đường nhổ răng được không? Câu trả lời chính xác là có. Nếu như người bệnh có nồng độ đường huyết duy trì ở mức 7 – 10 mmol/lít thì vẫn có thể nhổ răng bình thường. Còn nếu như lượng đường trong máu vượt quá 10 mmol/lít thì bận hoàn toàn không nên thực hiện nhổ răng. Bởi nếu như hàm lượng đường trong máu lớn hơn 10 mmol/lít, sau khi nhổ răng sẽ khiến cho vùng vết thương hở ở lợi có nguy cơ cao bị nhiễm trùng, máu khó đông dẫn đến tình trạng mất nhiều máu, vết mổ chỗ nhổ răng khó lành gây nên nhiều nguy hiểm

Theo số liệu điều tra từ thực tế cho thấy, người bị bệnh tiểu đường rất dễ phát sinh các bệnh lý về răng miệng, có thể kể đến như sâu răng, viêm nướu, tích tụ mủ dưới chân răng,…nguyên nhân dẫn đến điều này là vì khoang miệng của người bệnh thường chứa rất nhiều vi khuẩn gây hại mang độc tố phá hủy sự hình thành insulin. Mà khi insulin bị suy giảm sẽ khiến lượng đường trong máu không được kiểm soát, tăng cao, sức đề kháng của bệnh nhân cũng suy giảm đáng kể. Chính vì vậy, để chắc chắn biết được người bệnh tiểu đường nhổ răng được không, bạn hãy trực tiếp đến gặp các bác sĩ để kiểm tra và thăm khám cụ thể về tình trạng của mình. Nếu chỉ số đường huyết ở mức cho phép thì hoàn toàn có thể thực hiện nhổ răng và rất an toàn.

Chăm sóc răng miệng khi tiểu đường

Người bệnh tiểu đường nên duy trì chải răng hai lần mỗi ngày, khi chải, sử dụng loại bàn chải có lông mềm, cọ xát nhẹ nhàng để loại bỏ vi khuẩn và tránh gây tổn thương vùng nướu. Nên sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng thay vì dùng tăm nhọn để loại bỏ vi khuẩn và thức ăn bám dính kẽ răng sau khi ăn xong. Với những người sử dụng răng giả thì nên tháo ra vệ sinh sạch sẽ hàng ngày tránh đeo răng khi đi ngủ sẽ giúp khoang miệng luôn được sạch.

>> Tiểu đường gây sụt cân có nguy hiểm không: https://hangxin.com.vn/nguoi-bi-benh-tieu-duong-sut-can-la-do-dau-co-nguy-hiem-khong/