Mắc bệnh tiểu đường ăn cháo được không? Ăn như nào?

Cháo được chế biến từ nguyên liệu chính là gạo, vậy bệnh tiểu đường ăn cháo được không? Những thông tin dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn.

Ăn nhiều tinh bột có là nguyên nhân gây tiểu đường không?

Tiểu đường từ lâu đã được biết là 1 căn bệnh mãn tính, đây cũng là căn bệnh mang mối nguy hiểm cực lớn đối với cả trẻ em và người lớn trên toàn thế giới hiện nay.

Nếu như không có biện pháp can thiệp để kiểm soát tình trạng bệnh, sẽ rất dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác nhau đối với sức khỏe. Với tư liệu mới nhất, chưa có bất cứ một thông báo nào kết luận chính xác nào về nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường này. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, một trong những nguyên nhân chính của bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể là do chế độ dinh dưỡng và lối sống ít vận động hàng ngày.ư

Khi chế độ ăn uống hàng ngày có quá nhiều các loại thực phẩm có thể khiến cho lượng đường trong máu tăng cao, chủ yếu trong số những thực phẩm đó là carbohydrate, sẽ làm cho suy giảm chức năng bài tiết insulin tại tuyến tụy, từ đó gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Carbohydrate bao gồm 3 loại chính là tinh bột, đường và chất xơ. Tinh bột là nguồn năng lượng vô cùng quan trọng đối với cơ thể và cũng là loại carbohydrate được tiêu thụ phổ biến nhất trong tất cả các loại. Với sự kết hợp của nhiều phân tử đường hay còn gọi là carbohydrate phức tạp tạo thành tinh bột. 

Có rất nhiều những loại thực phẩm chứa tinh bột tinh chế có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, ví dụ như bánh mì trắng, gạo trắng, mì trắng, và bất cứ loại thức ăn nào được làm từ bột mì trắng,… Tinh bột tinh chế gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc kiểm soát lượng đường trong máu. Khi dung nạp các loại thực phẩm này vào cơ thể, tinh bột nhanh chóng chuyển hóa thành đường và hấp thụ vào máu khiến tuyến tụy phải làm việc nặng nhọc hơn.

Nếu tình trạng này thường xuyên diễn ra, thì việc sản xuất insulin ở tuyến tụy và quá trình hấp thụ đường sẽ bị giảm, từ đó làm tăng lượng đường trong máu, dẫn đến bệnh tiểu đường.

Người bị bệnh tiểu đường ăn cháo được không?

Tuy rằng cháo được chế biến từ gạo chứa tinh bột, và tinh bột có ảnh hưởng không nhỏ đến người bị tiểu đường, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của tinh bột đối với cơ thể con người. Những người đang mắc bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể sử dụng cháo trong bữa ăn hàng ngày.

Hiện nay, chưa có loại thuốc nào có thể chữa dứt điểm được bệnh tiểu đường, và việc điều trị loại bệnh này được thực hiện bằng cách cơ bản nhất đó là thông qua việc ăn uống hàng ngày, việc này có nghĩa là thực hiện chế độ ăn kiêng theo yêu cầu của bác sĩ để duy trì lượng đường cần thiết trong máu.

Thực hiện chế độ kiêng khem nhưng không có nghĩa là chỉ ăn một vài loại thực phẩm nhất định, mà cần phải chọn lựa những loại thực phẩm cung cấp đủ lượng calo cho cơ thể cũng như hỗ trợ tốt cho việc cải thiện tình trạng bệnh. Cháo là một trong những món ăn giúp cho cơ thể của bệnh nhân có đủ năng lượng để sinh hoạt, nhưng cần có chế độ ăn và cách chế biến riêng biệt để không bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Cách chế biến cháo đối với người bệnh tiểu đường.

Món cháo địa cốt bì: Trong món ăn này chứa các thành phần gồm địa cốt bì 30 gram, tang bạch bì 15g, bột miến dong 100g, mạch đông 15g.

Thực hiện như sau:

Mang 3 loại thảo mộc ngày xắt lấy nước, mang nước ép này được nấu với bột miến dong thành cháo. Dùng cho bệnh nhân tiểu đường, khát nước uống nhiều, loãng, kiệt sức.

Món cháo cần tây

Nguyên liệu bao gồm cần tây tươi 60 g, gạo nâu 50 – 100 g. 

Thực hiện 

cần tây tươi được rửa sạch và nấu cùng với cơm và cháo, gia vị, nóng, sáng và chiều. Chỉ định cho các trường hợp tăng huyết áp và bệnh tiểu đường.

>> Tiểu đường hạn chế ăn gì? Tham khảo ngay bài viết này: https://hangxin.com.vn/benh-tieu-duong-nen-an-nhung-gi-han-che-an-gi/