Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn dứa được không?

Dứa - loại trái cây có vị ngọt, hương vị rất thơm ngon, chứa nhiều chất dinh dưỡng, với câu hỏi tiểu đường thai kỳ ăn dứa được không? bạn hãy đọc ngay những thông tin được chúng tôi chia sẻ dưới đây.

Dứa là loại hoa quả được trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới. Với hàm lượng lớn vitamin A, B, C, kali, canxi, phốt pho, mangan, chất xơ hòa tan và chứa ít calo được tìm thấy trong dứa, hỗ trợ rất tốt cho sức khỏe.

Bệnh tiểu đường thai kỳ cũng rất nguy hiểm cho cả mẹ và bé nếu không kiểm soát được lượng đường huyết. Căn bệnh này gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như cao huyết áp, bệnh tim mạch, sức đề kháng yếu và dễ có nguy cơ bị tiền sản giật, sinh non, sảy thai, đặc biệt còn tăng các nguy cơ về dị tật về hô hấp và tim mạch ở bé.

Do vậy, trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường thai kỳ, các mẹ bầu luôn tuân thủ nghiêm các chỉ định của bác sĩ để sức khỏe không bị ảnh hưởng và nhanh hồi phục. Suốt hành trình này, chế độ dinh dưỡng giữ vai trò đặc biệt quan trọng, chúng có thể khiến bệnh thêm trầm trọng và các mẹ bầu phải tức thì đối phó với các biến chứng không lường trước được.

Tiểu đường thai kỳ ăn dứa được không?

Vấn đề tiểu đường thai kỳ ăn dứa được không được không ít bà bầu quan tâm.

Phụ nữ mang thai bị tiểu đường vẫn có thể ăn dứa, tuy nhiên bạn chỉ nên ăn ở một mức độ vừa phải (khoảng 1/2 trái dứa/ngày). Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong thành phần của trái dứa có chứa nhiều đường saccharose và glucose nên nếu ăn quá nhiều sẽ làm tăng lượng đường huyết. Điều này không tốt cho sức khỏe của người bị tiểu đường, đặc biệt là với phụ nữ bị tiểu đường thai kỳ.

tiểu đường thai kỳ ăn dứa được không

Tuy nhiên, không phải ai bị bệnh đái tháo đường cũng phải kiêng khem một cách quá đà. Bởi nếu thiếu đi saccharose và glucosecơ cơ thể sẽ dễ bị suy yếu, mệt mỏi. Chính vì vậy, bạn vẫn cần bổ sung hai dưỡng chất này thông qua việc ăn dứa.

Do vậy, bà bầu bệnh tiểu đường có ăn dứa được không là một câu hỏi cực kỳ quan trọng. Bạn cần biết rõ đáp án này nếu đang trong thai kỳ và bị tiểu đường nhé!

Quả dứa rất tốt cho sức khỏe của mọi người và cả mẹ bầu. Dứa có nhiều khoáng chất giúp làm tăng sức đề kháng, an thần, thúc đẩy tiêu hóa thức ăn, giúp chống rối loạn tiêu hóa, chống xơ cứng động mạch, chữa viêm khớp, sỏi thận… Ngoài ra, việc ăn dứa cũng giúp làm giảm cholesterol trong máu. Vì thế, loại quả này có thể sẽ giúp mẹ bầu kiểm soát tốt cân nặng.

Bị tiểu đường thai kỳ ăn dứa như thế nào cho đúng cách?

Người bị tiểu đường thai kỳ là nhóm đối tượng rất nhạy cảm và cần phải có nguyên tắc ăn uống nhất định để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Do đó, bên cạnh vấn đề tiểu đường thai kỳ có được ăn dứa không, dưới đây là những cách sử dụng dứa hiệu quả cho phụ nữ mang thai bị tiểu đường.

Người bị tiểu đường thai kỳ nên ăn bao nhiêu trái dứa?

Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, phụ nữ mang thai bị mắc bệnh tiểu đường nên ăn dứa ở mức độ vừa phải. Khẩu phẩn ăn mà người bệnh nên nạp vào cơ thể là 1/2 trái dứa mỗi ngày. Nếu trái dứa to thì có thể ăn ít hơn.

Ngoài việc ăn dứa đúng cách, người bệnh có thể kết hợp dứa với những loại thực phẩm khác để tránh nhàm chán và đảm bảo lượng đường không vượt quá mức quy định.

Có nên sử dụng dứa trong bữa ăn chính?

Người bị tiểu đường thai kỳ nên ăn thành 4-5 bữa/ngày thay vì 2-3 bữa như bình thường. Việc chia nhỏ bữa ăn như vậy sẽ giúp cơ thể có đủ thời gian để giải phóng lượng đường dư thừa trong máu.

Đối với việc ăn dứa, người bệnh không nên ăn một lúc quá nhiều mà nên chia nhỏ thành ăn nhiều lần trong ngày. Đồng thời không sử dụng loại trái cây này làm bữa ăn chính, có thể dùng để tráng miệng sau bữa ăn khoảng 30 phút.

Bị tiểu đường có được uống nước ép dứa không?

Dứa có thể sử dụng dưới nhiều dạng khác nhau như ăn trực tiếp, sinh tố nước ép dứa, hoặc hế biến thành món canh chua, món xào,… Với vị chua chua ngọt ngọt thì nước ép dứa chắc chắn là một loại đồ uống mà ai cũng thích.

Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai bị tiểu đường thì không nên sử dụng loại đồ uống này. Bởi nước ép dứa sẽ chứa hàm lượng đường cao hơn so với việc dùng dứa trực tiếp. Từ đó làm ảnh hưởng tới lượng đường trong máu.

bệnh tiểu đườngBệnh tiểu đường type 2