Nên đo tiểu đường lúc nào trong ngày là chính xác nhất?

Chỉ số đường huyết bị ảnh hưởng trực tiếp từ những thực phẩm được dung nạp vào cơ thể, vậy để nhận được kết quả chuẩn nhất thì nên đo tiểu đường lúc nào?

Nếu như hàm lượng đường có trong máu luôn ở mức cao, tình trạng này diễn ra thường xuyên sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường, nếu không được kiểm soát chặt chẽ bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như tổn thương thần kinh, huyết áp cao, đột quỵ... Do đó, việc theo dõi chỉ số đường huyết có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường, giúp:

  • Điều chỉnh các phương pháp điều trị hằng ngày ở bệnh nhân tiểu đường
  • Theo dõi được sự biến đổi của hàm lượng đường huyết sau thời gian áp dụng chế độ dinh dưỡng và tập luyện.
  • Giúp soát chặt chẽ chỉ số đường huyết trong cơ thể

Nếu như trước kia, bạn phải đến bệnh viện mới biết được chỉ số đường huyết, thì giờ đây với sự phát triển của khoa học công nghệ, các loại máy test thử đường huyết ra đời, có thể giúp bạn kiểm tra được đường huyết của mình ngay tại nhà

Đo tiểu đường lúc nào

Người bệnh tiểu đường muốn biết chính xác cần đo vào 4 thời điểm sau

– Khi mới ngủ dậy: Mức đường huyết trong ngưỡng an toàn nên dao động từ 90 đến 130 mg/dL (khoảng 5 đến 7 mmol/L)

– Trước khi dung nạp ăn - Đường huyết nên ở mức 70 – 130 mg/dL (khoảng 4 – 7 mmol/L)

– Trước khi đi ngủ - Mức đường huyết từ 110 – 150mg/dL (khoảng 6 – 8 mmol/L)

– Khoảng 2 giờ sau khi ăn - Mức đường huyết dưới 180mg/dL (khoảng 10mmol/L)

Tuy nhiên đây cũng chỉ là những đánh giá tương đối. Muốn biết được kết quả chính xác nhất bạn cần đến các bệnh viện uy tín thực hiện 1 số loại xét nghiệm như:

  • Xét nghiệm hàm lượng glucose trong máu ngẫu nhiên: Xét nghiệm này sẽ cho các bạn biết kết quả một cách sơ bộ, nếu như hàm lượng đường trong máu lớn hơn 11,1 mmol/L có thể bạn đã mắc bệnh, còn nhỏ hơn 11,1 bạn cần làm thêm một số xét nghiệm khác để biết chính xác
  • Xét nghiệm đường huyết lúc đói: xét nghiệm được thực hiện vào buổi sáng yêu cầu bạn chưa được ăn gì. Nếu nồng độ glucose trong máu lớn hơn 7 mmol/L, có thể bạn đã mắc bệnh tiểu đường. 
  • Xét nghiệm dung nạp đường: phương pháp này bạn sẽ được uống một lượng nước đường nhất định do nhân viên y tế cấp, sau đó sẽ được tiến hành lấy máu và xét nghiệm

Một số yếu tố các tác động đến kết quả kiểm tra:

– Que thử không đảm bảo: Bạn cần kiểm tra xem que thử còn hạn dùng hay không, và bạn có bảo quản đúng cách không

– Một số dòng máy test tiểu đường không có cài sẵn code, trước khi dùng bạn phải kiểm tra mã số trên que thử có phù hợp với mã số trên máy thử hay không

– Thực hiện sai quy cách: Bạn đã vệ sinh sạch tay và lâu khô tay trước khi tiến hành lấy máu thử

– Một số trường hợp người bệnh bị thiếu hồng cầu cũng sẽ dẫn đến cho kết quả không chính xác

– Một số yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến kết quả đo đường huyết như Vitamin C, acid uric, acetaminophen…

Cách kiểm tra đường huyết tại nhà

Bạn đang có máy đo đường huyết và muốn kiểm tra chính xác ngay tại nhà, hãy làm theo các bước sau đây:

Bước 1

Sử dụng cồn hoặc xà phòng vệ sinh tay sạch sẽ và lau khô tay trước khi lấy máu, bạn cũng có thể xoa bóp nhẹ để máu dồn về đầu ngón tay

Bước 2

Lắp que thử vào máy đo đường huyết, sau khi lấy que thử thì cần đóng nắp lại ngay để tránh ẩm, mốc những que thử khác.

Bước 3

Lắp kim lấy máu vào ống bút theo hướng dẫn sử dụng và điều chỉnh độ sâu của kim phù hợp với da tay của bạn

Bước 4

Ấn nhẹ bút thử vào đầu ngón tay của bạn để lấy máu

Bước 5

Nhỏ giọt máu vừa xuất hiện lên ngay phần đầu que thử, Sau đó đợi vài giây rồi đọc kết quả

Cách thử tiểu đường tại nhà này sẽ cho kết quả thấp hơn từ 10 – 15% chỉ số trong phòng xét nghiệm bệnh viện. Do đó, bạn cũng không nên quá phụ thuộc vào máy đo cá nhân mà hãy đến bệnh viện định kỳ để nhận được kết quả chính xác nhất nhé!

>> Bệnh tiểu đường nên ăn những trái cây gì: https://hangxin.com.vn/nguoi-bi-benh-tieu-duong-nen-an-trai-cay-gi-kieng-qua-gi/