Người bệnh tiểu đường ăn khoai mì có được không?

Khoai mì hay có tên gọi khác là củ sắn là loại củ được nhiều người yêu thích, tuy nhiên đối với người bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không? câu trả lời sẽ được giải đáp trong bài viết này

Tiểu đường là căn bệnh mãn tính xảy ra do nồng độ đường huyết có trong máu tăng quá cao, gây ảnh hưởng trực tiếp lên cơ thể. Và chắc chắn là bất kỳ ai mắc phải căn này đều biết rằng cần phải tránh các thực phẩm có khả năng chuyển hóa các chất thành đường (glucozơ) trong cơ thể. Ngoài các tác nhân chính là nhóm đường như đường mía, đường trong mật ong… thì tinh bột cũng chính là một nguyên nhân tạo nên glucozơ dư thừa trong cơ thể.

Nói đến tinh bột, có lẽ mọi người sẽ nghĩ ngay đến gạo cơm, bánh mì, các món được từ bột gạo, bột mì. Và đương nhiên không thể không nhắc đến các loại khoai trong đó có khoai mì hay được gọi là củ sắn

Trên thực tế, tinh bột đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể của con người và không thể nào chối bỏ hoàn toàn được. Tinh bột rất cần thiết cho sự hoạt động của não bộ, chính vì vậy ngay cả các bệnh nhân tiểu đường cũng cần phải dung nạp tinh bột vào cơ thể, nhưng phải bổ sung một cách hợp lý nhất. 

Bệnh tiểu đường ăn khoai mì được không?

Nếu bạn không biết cách chế biến loại thực phẩm này, nó có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường bởi các hợp chất độc hại có trong sắn. Tuy nhiên, không thể phủ nhận sắn là lựa chọn tương đối lành mạnh và có tính an toàn cao hơn đối với bệnh nhân tiểu đường so với một số loại tinh bột khác vì chỉ số đường huyết có trong sắn tương đối thấp.

Dinh dưỡng có trong củ sắn

trong sắn cũng chứa thành phần tinh bột và các chất dinh dưỡng tương tự như các loại rau củ khác như khoai tây, khoai môn hoặc khoai mỡ. Cứ trong 28g củ sắn thì có gần 11g carbohydrate, 10% giá trị cung cấp vitamin C hàng ngày, và các thành phần khác như protein, chất béo, chất xơ, vitamin và các khoáng chất khác nhưng hàm lượng thấp.

Chỉ số đường huyết của củ sắn

Chỉ số đường huyết giúp cho các bệnh nhân tiểu đường hiểu và nắm bắt được từng loại thực phẩm khác nhau sẽ ảnh hưởng như thế nào đến lượng đường trong máu của họ. Chỉ số đường huyết được tìm thấy trong sắn rất thấp (GI= 46), điều đó có nghĩa là khi bạn ăn sắn thì lượng đường trong máu của bạn cũng ít có khả năng tăng cao. Đây là một loại thực phẩm tương đối lành mạnh và an toàn hơn khoai tay trắng.

Tiểu đường ăn khoai mì được không?

Trong các loại thực phẩm như bánh mì, gao, ngũ cốc, mì ống hay các loại rau củ như sắn đều chứa một lượng tinh bột nhất định. Nguyên nhân làm tăng chỉ số đường trong máu chính là do thành phần carbohydrate có trong tinh bột.

Tuy nhiên, người bị tiểu đường không nhất thiết phải kiêng hoàn toàn tinh bột mà nên xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý cân bằng. Nếu bạn biết cách chế biến sắn để khử hết các hợp chất độc hại, thì sắn có thể được thay thế cho khoai tây trắng hay các loại thực phẩm chứa tinh bột khác đối với người tiểu đường. 

Bên cạnh đó nếu như sắn không được khử hợp chất độc hại là axit xianhidric và chế biến đúng cách sẽ có thể gây hại đối với sức khỏe. Một số nhà nghiên cứu đã nhận định rằng chất xyanua tìm thấy trong sắn là tác nhân gây ra bệnh tiểu đường, đồng thời cũng làm cho tình trạng của người bệnh tiểu đường trở nên nghiêm trọng hơn. Chất độc hại này được loại bỏ đáng kể thông qua phương pháp ngâm hay các kỹ thuật xử lý khác. Chính vì vậy, trước khi thực hiện chế biến, bạn cần phải ngâm trong nước lọc khoảng vài tiếng rồi rửa lại 2-3 để sắn loại bỏ được độc tố.

Bệnh nhân tiểu đường nên bổ sung khoai mì vào thực đơn dinh dưỡng của mình.

Người tiểu đường có ăn được bột sắn dây không?

Trong thành phần của bột sắn dây chứa hàm lượng đường rất ít, có tính hàn, nhiều chất xơ, do đó bột sắn dây tương đối an toàn đối với người bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó một vài thành phần có trong sắn dây còn có công dụng cải thiện độ nhạy của insulin trong cơ thể, hỗ trợ ngăn ngừa biến chứng võng mạc đối với bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.

Đối với những người đang mắc bệnh tiểu đường có thể sử dụng bột sắn dây bằng cách chế biến thành món cháo sắn dây, hoặc pha nước uống hàng ngày.

Bệnh nhân tiểu đường nếu sử dụng nước bột sắn dây hàng ngày có thể sẽ giúp làm ổn định đường huyết và bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, bột sắn dây cần được pha với ở mức độ nửa sống nửa chín, không nên pha uống sống hay ngoái chín hoàn toàn sẽ có lợi cho cơ thể.

Điều này được thực hiện như sau: Bạn pha trước bột sắn dây với chút nước nguội, khuấy cho tan hoàn toàn rồi mới cho nước nóng vào. Bạn có thể kết hợp thêm nước cốt chanh tươi hoặc ô mai để tăng hương vị và bổ sung thêm được vitamin.

>> Thông tin bạn cần biết: bệnh tiểu đường nên ăn những gì?