Người bệnh tiểu đường có ăn mít được không?

Bệnh nhân tiểu đường có chế độ ăn uống rất khắc nghiệt đối với đường và tinh bột. Mít lại là trái cây có vị ngọt rất đượm, vậy người bệnh tiểu đường ăn mít được không? 

Mít là trái cây thuộc họ Moraceae với lớp vỏ xanh có lớp vỏ bên ngoài màu xanh và nhọn bên ngoài, bên trong là phần thịt có màu vàng có rất nhiều xơ mít bao xung quanh. So với các loại trái cây khác thì mít chứa lượng calo thấp hơn nhiều, thành phần này chủ yếu từ carbohydrate.

Bên cạnh đó, trong mít chứa nhiều chất xơ, các loại vitamin như B1, B12, B6, vitamin C cũng như các khoáng chất có lợi cho sức khỏe như Magie, sắt, canxi,… chất béo có trong mít rất thấp

Tiểu đường ăn mít được không?

Thành phần chất xơ của mít giúp ổn định đường huyết

Chỉ số đường huyết của mít đạt 50-60, chính vì vậy mít là sự lựa chọn đầu tiên trong tất cả những loại trái cây có vị ngọt. Do đó, khi ăn mít, khả năng bị tăng đường huyết đột ngột hoặc làm gia tăng nguy cơ biến chứng là cực thấp. Bên cạnh đó, lượng protein cũng như chất xơ dồi dào có trong mít mang đến công dụng kiểm soát đường huyết cực tốt, bởi nó làm chậm quá trình chuyển hóa giúp đường huyết cân bằng trạng thái ổn định.

Ta có thể hiểu rằng, nếu ăn mít với lượng phù hợp, sẽ hoàn toàn an toàn đối với người mắc đái tháo đường, làm tăng độ nhạy của insulin. 

Mít giúp hỗ trợ giảm cân cho người tiểu đường

Đa số những người mắc bệnh tiểu đường sẽ có trọng lượng lớn hơn bình thường có thể là thừa cân hay béo phì. Chính hàm lượng chất xơ lớn có trong mít là một yếu tố giúp hỗ trợ người bệnh kiểm soát cân nặng của cơ thể hiệu quả. Bởi khi bạn ăn xơ mít sẽ có cảm giác no lâu hơn ngăn chặn cảm giác thèm ăn.

Ripe jackfruit flesh in white plate on wooden table for tropical fruit or meat substitute concept.

Ngoài ra, trong mít còn có thành phần chất chống oxy hóa có tác dụng kháng viêm và giúp ngăn chặn tốt những biến chứng có thể xảy ra ở người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, bạn cần phải tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc bác sĩ để việc sử dụng trở nên an toàn hơn.

Tiểu đường ăn mít bao nhiêu là hợp lý? 

Tuy mít có công dụng rất tốt cho người bình thường và cả cho bệnh nhân tiểu đường, nhưng không phải vì thế mà có thể ăn một cách tùy ý. Nhất là đối với người tiểu đường, cần phải dùng một lượng hợp lý để đạt hiệu quả tốt nhất.

  • Người bệnh tiểu đường có thể bổ sung 30g mít non (đã sấy khô) trong một ngày, hàm lượng này tương đương với 1 bát cơm (khoảng 250g), sẽ giúp cho cảm thấy no lâu hơn, hạn chế cảm giác thèm ăn vặt. 
  • Khi mít đã chín sẽ chứa lượng đường cao hơn mít non rất nhiều. Vì thế không nên sử dụng quá 1-2 miếng trong 1 lần ăn để không bị ảnh hưởng đến đường huyết. Trong 1 ngày bạn có thể ăn 2-3 lần 
  • Trong một số trường hợp mít có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của 1 số loại thuốc điều trị tiểu đường. Vì vậy bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ điều trị trước khi sử dụng mít.

Người bị tiểu đường nên ăn những loại trái cây gì?

Mít rất tốt đối với người tiểu đường nhưng nó cũng chỉ là một trong số những loại trái cây mà người bệnh băn khoăn có nên ăn hay không? Trong thành phần của trái cây chứa nhiều vitamin và các chất dinh dưỡng đặc biệt tốt cho sức khỏe, nhưng không phải bất cứ loại trái cây nào cũng tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Các chuyên gia thường khuyên bệnh nhân tiểu đường nên ưu tiên ăn những loại trái cây chứa nhiều chất xơ, chứa chỉ số chuyển hóa đường huyết GI cũng như chỉ số hàm lượng đường trong thực phẩm GL thấp, điều này giúp đảm bảo luôn kiểm soát được lượng đường huyết trong máu, tránh làm tăng đường huyết đột ngột.

  • Một số loại hoa quả mà người tiểu đường nên ăn: Bưởi, cam, táo, lựu, việt quất, cherry…
  • Những loại quả người tiểu đường nên hạn chế hoặc kiêng hẳn như: Sầu riêng, nho, nhãn, vải, chôm chôm, mãng cầu, chuối (tìm rõ hơn về bệnh tiểu đường ăn chuối được không)… 

Cùng với đó, người tiểu đường cần xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, hạn chế các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đường và tinh bột, tập luyện thể dục đều đặn để có 1 thể trạng tốt, giúp tình trạng bệnh trở nên tốt hơn.

Tóm lại, người tiểu đường hoàn toàn có thể ăn mít nhưng cần sử dụng với một lượng vừa phải, hợp lý. 

>> Bạn nên đọc bài tiểu đường nên hạn chế ăn gì tại đây: https://hangxin.com.vn/benh-tieu-duong-nen-an-nhung-gi-han-che-an-gi/