Người bệnh tiểu đường uống nước cam có được không?

Nước cam là đồ uống có chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức đề kháng của cơ thể. Nhưng Vậy đối với người bị tiểu đường uống nước cam được không?

Lợi ích của việc uống nước cam

Thành phần flavonoid có trong nước cam, đây là một chất chuyển hóa trung gian đặc biệt là hesperidin, có công dụng cực tốt nâng cao tính bền của thành mạch máu. Bên cạnh đó thành phần flavonoid còn có những nhiệm vụ khác như chống dị ứng, chống co giật hay làm giảm tắc nghẽn phế quản,…

Trong nước cam chứa rất nhiều vitamin C, giúp ngăn chặn xơ cứng động mạch, làm giảm cholesterol ở gan. Đặc biệt, đây là chất chống oxy hóa rất tốt, bảo vệ các tế bào trên cơ thể khỏi tổn thương bên ngoài, cải thiện làn da.

Bên cạnh đó, nước cam còn có rất nhiều chất xơ đóng vai trò cải thiện chức năng hệ tiêu hóa, đồng thời phát triển các vi khuẩn có lợi cho cơ thể. Chất xơ còn giúp hỗ trợ cho việc giảm cân hiệu quả và duy trì hàm lượng cholesterol ở mức ổn định.

Bệnh tiểu đường uống nước cam được không?  

Trong thành phần của cam cũng có nhiều chất dinh dưỡng tốt đối với người mắc bệnh tiểu đường, nhưng không vì vậy mà bạn có thể ăn một lượng lớn nước cam cùng một lúc, hãy chia nhỏ sử dụng để có thể bổ sung một lượng khác.

Cam được coi là thức uống khá an toàn so với những loại thực phẩm đồ uống có chứa đường khác. Lượng đường tự nhiên trong cam sẽ giúp làm cân bằng lại lúc đường máu bị hạ thấp.

Những người mắc bệnh tiểu đường khi bị hạ đường huyết sẽ gặp phải các triệu chứng như bị đổ mồ hôi, có cảm giác mệt mỏi và cảm thấy đói, đánh trống ngực, người bồn chồn. Những lúc như này, bạn nên uống ngay một ly nước cam sau đó nghỉ ngơi khoảng 20 phút, lượng đường trong máu sẽ trở lại trạng thái cân bằng.

????????????????????????????????????????????????????????????????????????????

Những lưu ý khi ăn cam dành cho người bệnh tiểu đường

– Không nên sử dụng quá nhiều cam mỗi ngày

Việc bạn ăn quá nhiều cam trong một lúc hoặc trong một ngày sẽ dẫn đến việc cơ thể bạn hấp thụ quá nhiều vitamin C và làn tăng acid oxalic chuyển hóa trong cơ thể, điều này chính là nguyên nhân gây ra sỏi tiết niệu và sỏi thận. Hơn nữa, cam chứa axit nên khi ăn quá nhiều cũng có hại cho răng và miệng.

Bạn chỉ nên ăn 1-2 quả cam mỗi ngày là đủ để đáp ứng nhu cầu vitamin C của cơ thể.

– Ăn cam cách xa thời gian uống sữa

Các protein có trong sữa sẽ phản ứng hóa học với các axit tartaric và vitamin C ở trong cam khiến cho chúng bị vón cục trong bụng gây ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa khiến cho bạn có thể bị chướng bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy.

– Không ăn cam lúc đói:

Các axit hữu cơ có trong cam sau khi được dung nạp sẽ kích thích các màng nhầy của thành dạ dày, nếu lúc này bao tử của bạn đang trong tình trạng trống rỗng, điều này sẽ có hại cho sức khỏe cơ thể.

– Nên ăn cả phần xác cam

Bạn không nên chỉ uống mỗi nước ép cam không, mà nên ăn cả phần xác cam, chất xơ ở rau quả là thành phần quan trọng đối với việc làm giảm đường huyết, làm chậm quá trình hấp thu đường và đỡ tăng đường sau khi ăn.

Không chỉ có cam, người bệnh tiểu đường có thể bổ sung thêm một số loại trái cây dinh dưỡng khác mà chứa ít đường như thanh long, bưởi, ổi, lê,… Đây là những loại trái cây được xếp vào nhóm chứa nhiều nước, giàu chất xơ rất tốt cho cơ thể. Ngoài ra, chúng còn giúp thanh nhiệt làm cơ thể luôn trong trạng thái dễ chịu. Tuy nhiên, bệnh nhân nên tránh uống các loại nước trái cây đã được đóng chai, nước ép cô đặc có sẵn, vì trong các loại này đã được bổ sung thêm rất nhiều đường. Tất cả các loại nước đóng sẵn này hầu hết đã bị mất hàm lượng lớn các vitamin tự nhiên vốn có, và không có chất xơ.

Vậy với những thông tin được chia sẻ phía trên, bạn đã biết tiểu đường uống nước cam được không chưa?

>> Xem thêm dinh dưỡng hỗ trợ bệnh tiểu đường ổn định đường huyết