Rau chữa bệnh tiểu đường

Dẫu rau là một thành phần không thể thiếu trong bữa ăn của người bệnh tiểu đường thì hẳn nhiều người đều rất hoang mang khi không thể tìm cho mình một chế độ ăn phù hợp khi mà trên thị trường đa dạng thực phẩm như ngày nay. Vì vậy, rau chữa bệnh tiểu đường là một lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân bị bệnh tiểu đường. Ngoài ra, cách chế biến món ăn cũng góp một phần không nhỏ trong việc duy trì chế độ ăn bổ dưỡng. HXCH xin giới thiệu bạn đọc:"Rau chữa bệnh tiểu đường và cách chế biến trong bữa cơm nhà".

Rau ngổ chữa bệnh tiểu đường

Rau ngổ còn có tên gọi khác là rau om, ngổ thơm có thể không quen thuộc với nhiều người. Nhưng rau ngổ là một loại rau chữa bệnh tiểu đường cực kỳ hiệu quả được nhiểu người tin dùng. Trong Đông Y, rau ngổ có tính mát làm thanh nhiệt, giải độc cơ thể, chống viêm, sưng,... Ngoài ra với những vitamin C, B và những hoạt chất chống oxy hóa, tính kháng khuẩn thì ngày nay các nhà khoa học đang dần áp dụng rau ngổ như một loại thảo dược tỏng điều trị cách bệnh như sỏi thận, sỏi mật, cảm ho hoặc một số bệnh ung thư. Đặc biệt bệnh tiểu đường nay đã được kiểm chứng có thể điều trị bằng rau ngổ.

rau-ngo-chua-benh-tieu-duong
Rau ngổ chữa bệnh tiểu đường

Rau ngổ làm giảm lượng đường máu, giúp ổn định đường huyết, đào thải mỡ máu. Không những thế áp dụng bữa ăn với rau ngổ mỗi ngày còn giúp cải thiện một số vấn đề gan, thận, xương khớp. Điều này đều giúp cơ thể khỏe mạnh và tránh rủi ro biến chứng tiểu đường.

Nếu bạn là một người khéo hay có thể vụng về việc bếp núc thì cũng có thể chế biến rau ngổ cho chế độ ăn hàng ngày theo các cách sau:

Xào rau ngổ với thịt bò:

Ép nước rau ngổ

Rau má chữa bệnh tiểu đường

Rau má hẳn đã từ lâu không còn xa lạ gì với người dân Việt Nam và đặc biệt những tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ. Theo y học cổ truyền từ Trung Quốc, rau má ó tính hàn (lạnh), cay, đắng đặc trị một số chứng huyết áp cao, lão hóa sớm, bệnh phong, vẩy nến,... Ngoài ra, gần đây rau má còn được nghiên cứu như là một loại thuốc chữa trị bệnh tiểu đường. Những công dụng ổn định đường huyết, tốt cho tim mạch hẳn là không còn xa lạ đối với người bệnh thường xuyên tiêu thụ loại rau này.

rau-ma-chua-benh-tieu-duong
Rau má chữa bệnh tiểu đường

Bạn có thể chế biến rau má theo nhiều cách đa dạng tùy thuộc vào chế độ ăn hợp lý. Đây là một số gợi ý:

Rau má xào tỏi

Nước ép rau má

  • Tùy vào trạng thái cơ thể, chuẩn bị một lượng rau vừa phải
  • Rửa sạch rau và máy ép rồi ép nhuyễn ra lấy nước (có thể cho vào một số gia vị cho dễ uống)
  • Nên uống thường xuyên nhưng không nên sử dụng rau má trong 6 tuần liên tục

Mỗi ngày 2-3 cốc rau má giúp giảm chấn thương, lở loét, tim mạch ổn định, da dẻ mịn màng. Đồng thời các nguy cơ ung thư và biến chứng tiểu đường giảm đáng kể. Tuy nhiên, trước khi cân nhắc đến những công dụng chữa bệnh từ rau má, ta cần có lưu ý. Vì khi sử dụng rau má không điều độ, rất có thể:

  • Giảm khả năng mang thai hoặc tăng nguy cơ xảy thai đối với phụ nữ mang bầu
  • Đau, nhức đầu
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa
  • Làm giảm tác dụng của một số loại thuốc Tây đang trong thời gian sử dụng

Rau muống chữa bệnh tiểu đường

Khi nhắc đến loại rau này, hẳn không ai trong chúng ta chưa một lần thưởng thức hương vị của món rau đặc trưng của mâm cơm Việt:"Anh đi anh nhớ quê nhà - Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương". Rau muống chứa các khoáng chất canxi, sắt, magie, photpho và giàu vitamin A, C, B1, B2 hay 8 loại axit amin rất tốt cho sức khỏe.

rau-muong-chua-benh-tieu-duong
Rau muống chữa bệnh tiểu đường

Theo nghiên cứu gần đây, trong rau muống có một loại hợp chất tương tự công dụng với insulin giúp chuyển hóa lượng đường dư thừa trong máu thành năng lượng cần thiết cho sự sống. Tuy rau muống vẫn chưa được nhiều người sử dụng rộng rãi nhưng với sự khẳng định từ khoa học thì ngày một số lượng người nhất định đã tin tưởng và chế biến rau muống thường xuyên trong bữa cơm hàng ngày.

Nhiều nguyên liệu có thể kết hợp với rau muống để tạo nên một món ăn tuyệt vời. Bạn có thể tham khảo như:

  • Rau muống luộc chấm tương
  • Rau muống xào tòi
  • Rau muống xào thịt bò
  • Nấu canh rau muống với cà chua và đậu

Bổ sung rau muống trong mâm cơm gia đình còn giúp người bệnh tiểu đường tăng cường hệ thống miễn dịch, giảm huyết áp, cholesterol, giảm chứng táo bón.

Rau lang chữa bệnh tiểu đường

Mùa hè oi nóng đến, món rau trong bữa cơm gia đình vì thế mà không thể thiếu được những món rau thanh mát, giải nhiệt, giải độc cơ thể. Rau lang được thấy nhiều trong các món xào và luộc. Nhưng rất ít người biết được những công dụng sức khỏe tuyệt vời mà nó mang lại.

Hàm lượng chất xơ cao, vitamin C dồi dào, cùng khoáng chất canxi, sắt,... Rau lang giúp giải độc, điều trị chứng táo bón cũng như chống oxy hóa khá cao. Đối với người thừa cân, béo phì, loãng xương thì rau lang cũng cần được bổ sung thường xuyên cho cơ thể. Trong rau lang, các nhà nghiên cứu tin rằng một hợp chất tương tự insulin có thể được sử dụng để thay thế một phần insulin thiếu hụt trong cơ thể.

rau- lang-chua-benh-tieu-duong
Rau lang chữa bệnh tiểu đường

Bạn cũng có thể tham khảo một số món ăn đến từ rau lang theo những cách chế biến độc đáo:

Ngoài ra cũng cần lưu ý thêm: Tránh ăn rau lang quá nhiều và tuyệt đối không ăn khi đói (khi các thành phần trong rau gây cho đường huyết giả quá thấp, không tốt cho sức khỏe; Nên ăn rau chín vừa đủ vì khi sống, rau lang có thể gây táo bón.

Bông cải xanh chữa bệnh tiểu đường

Là một món rau bổ dưỡng và quen thuộc trong mâm cơm Việt Nam. Bông cải xanh trở nên được ưa chuộng bởi những lợi ích dinh dưỡng mà nó mang lại. Không phải liệt kê thì bạn cũng có thể thấy ngay được bông cải xanh giàu vitamin C, A và các khoáng chất có lợi cho sức khỏe như can xi, phôt pho, kali. Những thành phần này có thể giúp bạn ngăn chặn một số chứng lão hóa, bệnh tim hay ngay cả nguy cơ ung thư cũng được giảm hẳn. Mời bạn đọc bài viết 14 lợi ích sức khỏe hàng đầu của bông cải xanh để tìm hiểu thêm về lợi ích to lớn của bông cải xanh.

Bông cải xanh chứa một hợp chất có tên là sulforaphane mà theo các nhà khoa học đang nghiên cứu thì hợp chất này làm ổn định cũng như làm giảm đi lượng glucose đáng kể trong máu.

bong-cai-xanh-chua-benh-tieu-duong
Bông cải xanh chữa bệnh tiểu đường

Khi phân vân không biết nên chế biến bông cải xanh như thế nào là ngon thì bạn nên tham khảo một số món làm từ bông cải xanh như:

Bông cải luộc với cà rốt

  • Tách bông cải xanh thành những bông nhỏ, gọt và cắt cà rốt ra từng miếng
  • Rửa sạch và ngâm nước (có thể ngâm nước muối)
  • Bật bếp đun sủi nước và thả lần lượt bông cải xanh đến cà rốt
  • Đổ ra tô và thưởng thức cùng với muối hoặc nước mắm

Nước ép bông cải xanh

  • Tùy vào trạng thái cơ thể, chuẩn bị một lượng rau vừa phải
  • Rửa sạch rau và máy ép rồi ép nhuyễn ra lấy nước (có thể cho vào một số hương vị khác cho dễ uống)
  • Uống mỗi ngày để cải thiện tình trạng bệnh

Uống một cốc bông cải xanh mỗi ngày giúp bạn cải thiện làn da. Điều này làm da thêm tươi sáng tránh hiện tượng lão hóa đáng kể.

Bắp cải chữa bệnh tiểu đường

Những ai thường xuyên ăn bắp cải không thể phủ nhận giá trị dinh dưỡng cũng như lợi ích to lớn mà nó đem đến cho sức khỏe. Theo Đông Y, bắp cải có tính hàn, vị ngọt giúp thanh nhiệt, giải độc, mát dạ dày, giảm đau. Các vitamin C, B1, B2, B6 cùng hàm lượng chất xơ, magie, kali dồi dào trong bắp cải còn giúp người bệnh tiểu đường tăng sức đề kháng, chống lão hóa, tái tạo và phục hồi một số chức năng quan trọng phục vụ quá trình trao đổi và vận động của tế bào trong cơ thể.

Tin vui với bệnh tiểu dường thì một nghiên cứu đáng tin mới đây đã được công bố. Nghiên cứu cho rằng bắp cải làm giảm lượng đường huyết, ngăn chăn biến chứng tiểu đường. Bên cạnh đó, bắp cải thực sự cần được bổ sung trong bữa ăn của những người thừa cân, béo phì khi mà bắp cải rất được tin tưởng trong việc giảm cân và giảm lượng cholesterol xấu.

bap-cai-chua-benh-tieu-duong
Bắp cải chữa bệnh tiểu đường

Bạn cũng có thể chế biến bắp cải tùy theo khẩu vị bằng một số món hấp dẫn sau:

  • Bắp cải luộc cà chua
  • Bắp cải xào thịt bò
  • Bắp cải cuộn thịt
  • Nộm bắp cải thịt gà
  • Bắp cải hầm xương

Bắp cải bổ dưỡng đến thế nhưng một số trường hợp không nên tiêu thụ loại rau củ này. Đó là người bệnh bứu cổ, bệnh thận bởi 2 loại chất Goitrin và Axit oxalic rất có hại cho người bệnh.

Lời kết:

Những tác dụng và hiệu quả khi sử dụng những loại rau kể trên đều không thể thay thế phác đồ điều trị của chuyên gia, bác sỹ. Vì vậy, tốt hơn hết người bệnh nên kết hợp liệu pháp được hướng dẫn và bổ sung thêm các loại rau kể trên trong sinh hoạt hàng ngày. Và bên cạnh những loại rau chữa bệnh tiểu đường thì bạn cũng nên cân nhắc đến Ăn quả gì chữa bệnh tiểu đường hiệu quả? hay Uống lá gì chữa bệnh tiểu đường hiệu quả dễ tìm? mà HXCH đã chia sẻ.

Ngoài ra trước khi áp dụng bất kỳ phương thuốc nào, bạn cũng nên tìm hiểu những công dụng và ảnh hưởng của nó tới những vấn đề sức khỏe mà bạn đang mắc phải.

Và cuối cùng nếu bạn là người dù đã cân nhắc và thử nhiều phương pháp điều trị mà bệnh tình vẫn không khả quan thì đừng lo. Đến từ New Zealand, Glu Sure - Sữa dành cho người tiểu đường được coi là một phương pháp tích cực, hiệu quả trong ổn định đường huyết, tốt cho tiêu hóa, tim mạch. Bạn có thể tìm hiểu thêm về thông tin sản phẩm tại đây.