Sữa chua cho người tiểu đường có tốt không?

Sữa chua cho người tiểu đường nên dùng loại nào, hay sử dụng có tốt không. Ngoài sữa công thức thì sữa tươi hay sữa chua là thực phẩm được khuyên dùng cho người bệnh tiểu đường. Cùng tìm hiểu những thông tin chi tiết với bài viết: Sữa chua cho người tiểu đường có tốt không? sau đây.

Mối quan hệ giữa bệnh tiểu đường và sữa chua

Khi cơ thể bị rơi vào trạng thái kháng insulin hoặc insulin không được tiết ra đủ để có thể giúp điều hòa, giảm lượng đường trong máu, lâu dần sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường tuýp 2 

Ngoài ra, yếu tố di truyền cũng có mối liên quan mật thiết đến sự khởi phát của bệnh tiểu đường tuýp 2. Có nhiều ý kiến tin rằng, nếu như tiền sử trong gia đình có người mắc bệnh tiểu đường, thì nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường cả nhưng người trong gia đình đó sẽ tăng gấp nhiều lần.

Theo số liệu thống kê đã tổng hợp được, trên thế giới số người bị tiểu đường tiếp tục gia tăng chóng mặt, tính đến thời điểm của năm 2014, đã có đến 386,7 triệu người (tỷ lệ có bệnh là 8,3%) mắc tiểu đường. Dự đoán, con số này sẽ tiếp tục tăng lên 591,9 triệu người khi đến năm 2035, nếu như không có các biện pháp can thiệp kịp thời.

Giáo sư Frank Hu – Khoa dinh dưỡng Trường đại học y tế công cộng Harvard, đã tiến hành thực hiện một nghiên cứu nhằm khảo sát và đánh giá sự ảnh hưởng của việc ăn sữa chua đối với nguy cơ khởi phát bệnh tiểu đường, như sau:

Nghiên cứu này được thực hiện trên quy mô lớn tại Hoa Kỳ, lấy đối tượng là nam nữ tham gia cuộc khảo sát, được chia thành “Nghiên cứu theo dõi nhân viên y tế” (1986-2010), “Nghiên cứu sức khỏe y tá” (1980-2010), “Nghiên cứu sức khỏe y tá II” (1991-2009).

Nhóm nghiên cứu đã chia ra theo từng nhóm như sau: theo dõi 41.436 người (độ tuổi từ 40~75 tuổi), 67.138 người (độ tuổi từ 30~55 tuổi), 85.884 người (độ tuổi từ 25~42 tuổi). Trong thời gian khảo sát, có 15.156 người mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

Những người tham gia vào nghiên cứu đều được yêu cầu trả lời một bảng câu hỏi khảo sát có liên quan đến tình trạng sức khỏe của bản thân. Cuộc khảo sát sẽ được tiến hành hai năm một lần.

Theo kết quả nhận được từ phân tích, người ta nhận thấy rằng nguy cơ mắc phải căn bệnh tiểu đường tuýp 2 giảm 18% nếu ăn 28g sữa chua mỗi ngày, hàm lượng này tương đương với nửa 2 muỗng cà phê đầy.

Bên cạnh đó, cũng không tìm thấy chế phẩm từ sữa nào ngoài sữa chua có mối tương quan với nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

sữa chua cho người tiểu đường sữa chua cho người tiểu đường

Sữa chua cho người tiểu đường có tốt không?

Các cuộc nghiên cứu đã chỉ ra, những người tiêu thụ nhiều sản phẩm từ sữa lên men ít béo như sữa chua, hay pho mát tươi (fromage frais) và pho mát ít béo nhìn chung có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thấp hơn 24% so với những người ít sử dụng.

Khi được nghiên cứu riêng biệt, sữa chua đã được chứng minh là có khả năng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 lên đến 28%. Với hiệu quả cao nhất khi sử dụng khoảng 4,5 hộp (hộp 125g) đều đặn mỗi tuần.

Tiểu đường là căn bệnh mà đại đa số người dân mắc phải hiện nay, bất cả tuổi tác hay giới tính. Khi mắc căn bệnh này, điều đáng sợ nhất là những biến chứng nguy hiểm của nó. Tiểu đường có liên quan mật thiết đến chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng hàng ngày của mỗi người. Với căn bệnh này, người bệnh cần phải có chế độ ăn uống hợp lý, cần bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu, để cơ thể được khỏe mạnh mà tránh tình trạng tăng đường huyết trong máu.

Tuy nhiên, không phải người bệnh nào cũng có thể biết được cần bổ sung những loại thực phẩm nào là thích hợp cho bản thân mình và cần kiêng những loại nào

Các nhà khoa học của Đại học Cambridge cũng cho biết, một số loại thực phẩm lên men, đặc biệt là sữa chua cho người tiểu đường có chứa loại vi khuẩn probiotic - đây là vy khoản rất có lợi cho đường tiêu hóa. Loại vi khuẩn này được xem là có lợi đối với những bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 và một số bệnh lý khác. 

Vi khuẩn có trong sữa chua có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ hoạt động của dạ dày để tránh phát triển các độc tố gây béo phì. Do đó, bệnh nhân tiểu đường hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng sữa chua mỗi ngày để kiểm soát bệnh hiệu quả. Bên cạnh đó, nhiều nghiên cứu còn cho thấy, bên cạnh sữa chua thì một số sản phẩm sữa lên men khác như pho mát ít chất béo, có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nên đến 24%.

sữa chua cho người tiểu đường - 1 Sữa chua cho người tiểu đường có tốt không?

Một số tác dụng của sữa chua cho người tiểu đường

Hàm lượng đường có trong sữa chua rất ít và hầu như nó không có khả năng gây tăng đường huyết. Tuy nhiên, đối với bệnh nhân tiểu đường cũng vẫn cần lưu ý ăn với một lượng vừa phải.

Sữa chua chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, các thành phần này giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể.

Các nhà nghiên cứu ở Anh tin rằng, việc ăn sữa chua thường xuyên giúp cho nguy cơ mắc bệnh tiểu đường có thể giảm xuống 28%

Với vi khuẩn probiotic tồn tại trong thành phần của sữa chua có tác dụng rất tốt đối với đường tiêu hóa. Loại vi khuẩn này rất có lợi cho bệnh nhân bị tiểu đường tuýp 2 và một số bệnh lý khác. Bên cạnh đó nó còn giúp làm đẹp da và hỗ trợ cho dạ dày hoạt động tốt hơn.

Các vi khuẩn có lợi trong sữa chua có tác dụng hỗ trợ hoạt động của dạ dày để ngăn chặn sự phát triển các độc tố gây béo phì.

Tuy nhiên, để an toàn và đảm bảo cho sức khỏe ở mức cao nhất, người bệnh tiểu đường vẫn nên sử dụng sữa chua không đường. Hoặc các loại sữa chua tách béo để không ảnh hưởng tới đường huyết và tình trạng sức khỏe của bản thân mình.

Nên chọn sữa chua cho người tiểu đường như nào?

Hầu hết trong tất cả các loại sữa chua đều có chỉ số đường huyết (GI) tương đối thấp, chính vì thế sản phẩm này phù hợp với chế độ ăn của người mắc bệnh tiểu đường.

Tuy nhiên, người bệnh cũng nên chú ý đến các thành phần dinh dưỡng khác được thống kê chi tiết bên ngoài sản phẩm của từng loại sữa chua, hãy để tận dụng tối đa lợi ích của sữa chua. Người bệnh nên chọn loại sữa chua có tổng hàm lượng carbohydrate nhỏ hơn 15 gam trong mỗi khẩu phần ăn. Nếu chọn các loại sữa chua có đường, hãy đảm bảo rằng, lượng đường có trong thành phần của sản phẩm từ 10 gam đường trở xuống.

sữa chua cho người tiểu đường - 2 Nên chọn sữa chua cho người tiểu đường như nào?

Có nhiều loại sữa chua khác nhau để lựa chọn như:

  • Sữa chua Hy Lạp: chứa gấp đôi lượng protein so với sữa chua thông thường
  • Sữa chua hữu cơ: được làm từ sữa hữu cơ hoặc các nguyên liệu hữu cơ khác.
  • Sữa chua không đường lactose
  • Sữa chua thuần chay: được làm từ đậu nành, hạnh nhân, hạt điều, yến mạch,...

Bên cạnh đó, có rất nhiều sản phẩm sữa chua đa dạng như loại có hương vị và không có hương vị, mỗi chủng loại sữa chua sẽ có hàm lượng chất béo khác nhau. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo rằng, người mắc bệnh tiểu đường nên sử dụng loại sữa chua không hương vị, không có chất béo hoặc ít chất béo.

Nếu muốn tăng hương vị của sữa chua, bạn có thể ăn kèm cùng một số loại thực ăn có chứa hàm lượng đường thấp, tuyệt đối không ăn kèm kẹo, hoa quả ngọt điều này rất dễ khiến cho đường huyết của bạn tăng cao, một số loại thực phẩm khác bạn có thể sử dụng kèm với sữa chua tốt cho sức khỏe mà lại ngon miệng như:

  • Các loại quả mọng: cam, quýt, bưởi, dâu tây,
  • Các quả hạch: táo, lê,...
  • Trái cây khô không chứa đường bổ sung

Mặc dù sữa chua probiotic đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe, tuy nhiên không vì vậy mà bạn lại lạm dụng và ăn với một chế độ quá dày và số lượng quá nhiều. Hầu hết các hướng dẫn đều khuyến nghị người bệnh tiểu đường chỉ nên sử dụng tối đa ba khẩu phần hàng ngày các sản phẩm từ sữa như sữa chua

Những loại sữa chua người tiểu đường không nên dùng

Trong tất cả các loại sữa chua thì một số loại sữa chua nguyên kem có chứa hàm lượng chất béo bão hòa và axit béo chuyển hóa rất cao, những chất béo này tiềm ẩn nguy cơ có thể gây hại cho sức khỏe của người bệnh. Chính vì thế, người tiểu đường cần đặc biệt chú ý khi mua các sản phẩm sữa chua cần tránh những loại có chứa hàm lượng chất béo cao, cũng như các loại có chứa đường hoặc muối.

sữa chua cho người tiểu đường - 3 Những loại sữa chua cho người tiểu đường nên tránh

Một số loại sữa chua hoa quả đem lại cảm giác thơm ngon hơn khi ăn, trong đó nó có chứa các thành phần như trái cây, granola,... Tuy nhiên, những loại thực phẩm ăn kèm sữa chua này lại có thể làm gia tăng đáng kể tổng lượng carbohydrate và đường bổ sung vào cơ thể. Do đó, người bệnh tiểu đường tốt nhất nên sử dụng loại sữa chua đơn thuần, tránh các sản phẩm sữa chua có các thành phần bổ sung.

Nếu muốn chắc chắn hơn, người bệnh nên chọn loại sữa chua không đường hoặc loại có chỉ số đường thấp, đồng thời cũng nên nghe theo tư vấn đến từ bác sĩ để có sự lựa chọn tốt nhất.

Một số lưu ý khi sử dụng sữa chua cho người tiểu đường

Sữa chua đem lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân tiểu đường, tuy nhiên để nhận được tối đa lợi ích mà sản phẩm này đem lại, người bệnh nên tuân thủ một số yêu cầu sau đây:

  • Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều đường và hàm lượng tinh bột cao
  • Bổ sung cho cơ thể những loại thực phẩm tốt cho bệnh nhân tiểu đường như các loại rau xanh và trái cây ít ngọt
  • Tăng cường ăn bổ sung các loại cá biển bởi loại thức ăn này chứa nhiều axit béo, có tác dụng rất tốt đối với việc làm giảm đáng kể lượng cholesterol có hại cho cơ thể
  • Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày tránh dồn vào 3 bữa chính (ít nhất 4 bữa), đồng thời cũng nên ăn bữa phụ buổi tối để tránh hạ đường huyết ban đêm.
  • Vận động cơ thể thường xuyên, luyện tập thể dục thể thao với các bài tập nhẹ nhàng để kiểm soát và cải thiện bệnh tiểu đường tốt nhất.
  • Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể sử dụng thêm loại sữa công thức dành riêng cho người bệnh tiểu đường như Glusure, CADIER GOLD,... đây đều là loại sữa được nghiên cứu với các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể của người bệnh, cũng như hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả đường nhiều người tin tưởng sử dụng. Bạn có thể xem thêm thông tin chi tiết tại: https://www.facebook.com/hxchthegioisua  về các loại sữa dành cho người tiểu đường

Hy vọng những thông tin được chúng tôi chia sẻ phía trên sẽ giúp cho bạn giải đáp được thắc mắc: Sữa chua cho người tiểu đường có tốt không?Tuy rằng, công dụng mà sữa chua đem lại là điều rất tuyệt vời, nhưng để đảm bảo đường huyết được duy trì trong ngưỡng an toàn ổn định, bên cạnh việc ăn sữa chua, tốt nhất bệnh nhân nên thực hiện một chế độ dinh dưỡng khoa học, nên nghe theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. và thường xuyên kiểm tra định kỳ để đánh giá được tình trạng của mình.