Thực đơn giảm cân cho người tiểu đường hiệu quả

Giảm chất béo của cơ thể sẽ giúp làm cải thiện đường huyết của bạn. Giảm cân còn có thể giúp điều trị các vấn đề liên quan khác như tăng huyết áp, tăng mỡ máu, đau lưng và đau khớp. Bài viết này mách bạn cách giảm cân và thực đơn giảm cân cho người tiểu đường để bạn đọc tham khảo.

Cách giảm cân cho người tiểu đường

Tình trang thừa cân rất hay gặp ở người mắc bệnh tiểu đường type 2. Nếu bạn giảm được 5 – 10% trọng lượng của cơ thể thì sẽ làm giảm được sự đề kháng insulin – nguyên nhân gây ra căn bệnh tiểu đường, từ đó cải thiện được lượng đường huyết, phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm trên tim mạch, thận, mắt, thần kinh…

Để giảm cân có hiệu quả, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện thể dục và giữ tinh thần luôn thoải mái. Trước tiên về chế độ ăn, cần hạn chế ăn các chất bột đường có trong cơm gạo, bánh mỳ, bánh kẹo, khoai tây, nước ngọt…; tăng cường ăn rau xanh, và hoa quả có chứa nhiều chất xơ vì chất xơ giúp tạo cảm giác no lâu, ít cung cấp năng lượng, hạn chế sự hấp thu các chất bột đường; nên ăn dầu thực vật thay cho các chất béo có trong da, mỡ động vật. Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, bệnh nhân cần kết hợp với tập luyện thể dục đều đặn hằng ngày. Tập thể dục còn giúp làm tăng hiệu quả hoạt động của insulin (hormon của tuyến tụy, thúc đẩy quá trình tiêu thụ lượng đường và làm giảm đường huyết) trong cơ thể, từ đó giúp làm giảm và ổn định đường huyết.

Cách giảm cân cho người tiểu đường Cách giảm cân cho người tiểu đường

Chúng tôi khuyên người bệnh nên chọn các bài tập nhẹ nhàng phù hợp với thể lực của mình. Một số bài tập được nhiều người bệnh tiểu đường lưa chọn là đi bộ, đi xe đạp, chạy độ, yoga, … Cuối cùng, người bệnh cần giữ cho mình tâm trạng luôn thoải mái vì căng thẳng, lo lắng sẽ làm thúc đẩy quá trình tăng cần của bạn diễn ra nhanh hơn và làm nặng hơn tình trạng bệnh tiểu đường. Một số cách người bệnh có thể áp dụng như: nghe nhạc, tập thể dục, làm công việc mà mình yêu thích và găp gỡ bạn bè người thân…

Một vài gợi ý có thể giúp giảm ăn cho người tiểu đường

1. Xem xét sự giảm cân có thể đạt được trong 2 giai đoạn: giai đoạn đầu tiên là giai đoạn ngắn khi người bệnh giảm ăn và giai đoạn 2 khi xác định chính xác lượng calo cần được duy trì trong giai đoạn mới, giảm cân. Bạn sẽ được khuyến khích để tự kiểm soát bản thân mình và không quay trở lại thói quen ăn uống lúc đầu.

2. Ăn bữa sáng và có một bữa ăn phụ giữa các bữa ăn chính.

3. Có thể ăn bữa phụ trước khi đi ăn liên hoan hoặc trước khi ăn bữa chính.

4. Nếu bạn bị đói đến nỗi bạn không thể đợi được đến bữa phụ tiếp theo hoặc bữa chính, hãy ăn rau (dưa chuột, cà rốt...).

5. Nếu bạn khát nước, hãy uống nước lọc hoặc đồ uống không đường.

6. Không dự trữ nhiều đồ ăn ở nhà đặc biệt ở trong tủ lạnh và tránh ăn bánh ngọt và bánh nướng.

7. Tìm kiếm sự giúp đỡ từ gia đình, bạn bè và không được do dự giảm đi một chút thức ăn khi có cơ hội.

8. Chắc chắn bạn sợ giảm cân vì bạn sợ bị ốm nhưng sự thật là không thích giảm cân có thể bị liên quan tới bệnh tật, và ở một khía cạnh khác, việc giảm cân được liên quan tới tình trạng sức khỏe và tuổi trẻ.

>> Tham khảo: sữa không đường dành cho người tiểu đường

Thực đơn giảm cân cho người bệnh tiểu đường

Thứ 2:

– Sáng:Phở gà, Trái cây

– Trưa: Cơm (1 bát con). Canh bí đỏ nấu thịt. Cá kho. Đậu phụ. Trái cây

– Chiều:Bánh quy ít đường

– Tối: Cơm (1 bát con). Rau cải luộc. Thịt kho. Trái cây

Thực đơn giảm cân cho người bệnh tiểu đường Thực đơn giảm cân cho người bệnh tiểu đường

Thứ 3:

– Sáng: Bánh cuốn. Trái cây

– Trưa: Cơm (1 bát con). Canh cá hồi nấu măng chua. Thịt gà kho. Rau muống luộc. Trái cây

– Chiều: Sữa chua ít đường

– Tối: Cơm (1 bát con). Canh cải xoong nấu tôm. Thịt luộc. Dưa cải. Trái cây

Thứ 4:

– Sáng: Bún thang

– Trưa: Cơm (1 bát con). Canh cua rau cải. Trứng cuộn. Trái cây

– Chiều: Bánh Flan

– Tối: Cơm (1 bát con). Gà nấu nấm. Salad rau càng cua. Trái cây

Thứ 5:

– Sáng: Bánh mì. Trái cây

– Trưa: Cơm (1 bát con). Canh ngao nấu chua. Cá rán. Trái cây

– Chiều: Ngô luộc

– Tối: Bún mọc ( 1 tô). Trái cây.

Thứ 6:

– Sáng: Hủ tiếu. Trái cây

– Trưa: Cơm (1 bát con). Canh bí đao nấu xương. Hoa thiên lý xào thịt bò. Trái cây

– Chiều: Sữa chua ít đường

– Tối: Cơm (1 bát con). Rau muống luộc. Đậu phụ nhồi thịt. Trái cây.

Thứ 7:

– Sáng: Cháo đậu đỏ

– Trưa: Phở cuốn. Trái cây

– Chiều: Chè đậu đen

– Tối: Cơm (1 bát con). Mướp đắng xào trứng. Cà tím nấu đậu và thịt. Trái cây.

Cháo đậu đỏ cho người tiểu đường Cháo đậu đỏ cho người tiểu đường - thực đơn giảm cân cho người tiểu đường

Chủ nhật:

– Sáng: Bún bò Huế

– Trưa: Cơm (1 bát con). Canh thập cẩm (bông cải, tôm, thịt, nấm). Đậu phụ sốt cà chua, Trái cây

– Chiều: Sữa chua ít đường

– Tối: Cháo sườn. Trái cây.

Một số lưu ý về thực đơn giảm cân cho người tiểu đường

  • Nên ăn vừa phải các món có chứa nhiều tinh bột. Người bệnh tiểu đường chỉ nên tiêu thụ khoảng 50-60% lượng tinh bột so với những người bình thường. Những lưu ý khi lựa chọn và chế biến các món ăn cho người bị bệnh tiểu đường
  • Người bị bệnh tiểu đường chỉ nên ăn 2 bữa trứng trong 1 tuần. Không nên sử dụng các loại thực phẩm đóng hộp, hay thức ăn nhanh như: xúc xích, pate, thịt nguội, …
  • Người bị bệnh tiểu đường nên chế biến các món ăn theo cách hấp, luộc, hạn chế chiên xào, hầm nhừ.
  • Người bị bệnh tiểu đường nên ăn thịt nạc và ăn nhiều cá để bổ sung chất đạm.
  • Không ăn nội tạng động vật.
  • Nên bổ sung nhiều hoa quả và rau xanh để cung cấp các vitamin và chất xơ. Nên chọn những loại trái cây ít đường như dưa lưới, cam, dứa, dâu tây, táo, lê, … Hạn chế những loại trái cây có chứa nhiều đường như xoài, dưa hấu, nho, anh đào, …
  • Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn nhạt và mỗi ngày chỉ nên ăn dưới 6g muối. Hạn chế ăn các món mặn như mắm, dưa muối, chao,…

Hiện nay, người bệnh tiểu đường có thể “chung sống hòa bình” với căn bệnh tiểu đường khi có một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực hiện lối sống sinh hoạt lành mạnh và có suy nghĩ tích cực.

Có thể thấy rằng, việc có một thực đơn giảm cân cho người tiểu đường hợp lý, khoa học là rất cần thiết để cải thiện bệnh tình. Trong đó, người bệnh cần ưu tiên lựa chọn những thực phẩm tốt, dinh dưỡng đồng thời loại bỏ các thực phẩm có hại, tránh làm tăng mức đường huyết.

Bài viết chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hay điều trị y khoa.

>> Xem thêm: sữa không đường người tiểu đường uống được không