Thuốc Tiểu Đường: Hướng Dẫn Toàn Tập Và Lưu Ý Đặc Biệt

Bệnh tiểu đường ngày càng phổ biến, cùng với đó là số lượng thuốc tiểu đường sinh ra rất nhiều, đủ chủng loại, thượng vàng hạ cám, rất đa dạng, hôm nay HXCH sẽ tổng hợp những thông tin khoa học nhất, mới nhất về các loại thuốc tiểu đường hiện nay, cùng với đó là cách sử dụng và các lưu ý để sử dụng hiệu quả nhất.

Tổng quan về thuốc tiểu đường:

Thuốc tiểu đường được phân loại gắn chặt với Insulin và HbA1C.

Insulin là một hormon do tế bào tụy tiết ra có vai trò làm giảm đường huyết bằng cách tác dụng lên quá trình chuyển hóa các chất glucid tinh bột, lipid chất béo, protein chất đạm trong cơ thể con người.

HbA1c là một dạng của hemoglobin (protein có trong tế bào hồng cầu) liên kết với đường glucose.

Thuốc trị tiểu đường typ 1:

Ở bệnh tiểu đường typ 1 thì insulin bị thiếu hụt hoàn toàn, nên người tiểu đường typ 1 phải luôn sử dụng thuốc tiêm Insulin là bắt buộc.

Những lưu ý khi sử dụng Insulin cho người bị bệnh tiểu đường typ 1:

  • Tiêm thuốc đúng liều theo chỉ định của bác sĩ
  • Tiêm thuốc đúng giờ theo chỉ định của bác sĩ
  • Luân chuyển vị trí tiêm để tránh loạn dưỡng mô chỗ tiêm Insulin
  • Bảo quản Insulin ở ngăn mát tủ lạnh

Lưu ý khi sử dụng thuốc trị tiểu đường typ 1:

  • Tăng cường tập thể dục đều đặn, tránh lười vận động: 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.

thuoc tieu duong tap the duc deu dan nang cao de khangTập thể dục đều đặn giúp hạn chế đề kháng insulin ở bệnh nhân tiểu đường

  • Kiểm soát các bệnh kèm theo như kiểm soát huyết áp, mỡ máu.
  • Khám bác sĩ chuyên khoa nội tiết định kỳ, phát hiện sớm các biến chứng tiểu đường nếu có.

Liều lượng sử dụng Insulin khi điều trị tiểu đường typ 1:

Bệnh tiểu đường typ 1 thường sử dụng phác đồ 2 đến 4 mũi tiêm 1 ngày.

Phác đồ 1 mũi Insulin:

Phối hợp thuốc viên với 1 mũi insulin tác dụng trung gian hoặc hỗn hợp trước bữa ăn tối. Hoặc một mũi insulin tác dụng trung gian/ Glargin trước khi đi ngủ. Liều 0,1 - 0,2UI/kg.

Phác đồ 2 mũi Insulin:

Sử dụng 2 mũi Insulin trung gian hoặc insulin hỗn hợp (Mixtard, Insulatard, Novomix) tiêm trước ăn sáng và tối. Liều 2/3 trước bữa sáng, 1/3 trước bữa tối.

Trường hợp phác đồ này không đem lại hiệu quả mong muốn, hoặc khi cần kiểm soát chặt chẽ đường huyết, cần chuyển sang các phác đồ nhiều mũi insulin.

Phác đồ nhiều mũi Insulin:

Tiêm 3 lần trong ngày: 2 mũi insulin nhanh (Actrapid, Novopapid) và 1 mũi bán chậm (Mixtard, Insulatard). Hoặc 2 mũi insulin bán chậm/ insulin nền.

Tiêm 4 lần trong ngày: 3 mũi insulin tác dụng nhanh trước 3 bữa ăn và 1 mũi insulin nền loại Insulatard trước khi ngủ (21 giờ) hoặc Glargin (lantus).

thuoc tieu duong nhung luu y khi su dung insulinNhững lưu ý khi sử dụng thuốc tiểu đường Insulin

Thuốc trị tiểu đường typ 2:

Ở bệnh tiểu đường typ 2, Insulin không bị thiếu hụt hoàn toàn như typ 1.

Bệnh nhân tiểu đường typ 2 là phổ biến nhất chiếm 90% tổng số bệnh nhân đái tháo đường.

Với tiểu đường typ 2, cần điều chỉnh chế độ ăn uống, tập luyện để giảm đường huyết.

Dựa vào xét nghiệm HbA1C để quyết định xem sử dụng thuốc tiểu đường dạng uống hay tiêm như thế nào.

Theo khuyến cáo từ Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ thì:

  • Khi HbA1C < 9%: sử dụng đơn độc thuốc Metformin
  • Khi HbA1C >=9%: kết hợp thuốc Metformin với 1 đến 2 thuốc khác
  • Khi HbA1C >= 10%: trị liệu phải kết hợp thêm thuốc theo đường tiêm

Các nhóm thuốc điều trị tiểu đường typ 2 theo y học hiện đại bao gồm:

1. Nhóm Sulfonylurea:

  • Cơ chế tác dụng: kích thích tuyến tụy tiết thêm Insulin, giúp cơ thể sử dụng tốt insulin, ức chế gan đưa glucose dự trữ vào máu.

  • Ưu điểm: nhóm này có thể sử dụng lâu năm, giảm thiểu nguy cơ biến chứng mạch máu nhỏ như võng mạc, mạch ngoại vi, giảm nguy cơ bệnh tim mạch và tử vong.

  • Nhược điểm: tăng cân.

2. Nhóm Biguanid:

  • Metformin là đại diện của nhóm này.
  • Cơ chế tác dụng: ức chế gan đưa glucose dự trữ vào máu, giúp cơ thể sử dụng tốt insulin.
  • Ưu điểm: nhóm này có thể sử dụng lâu năm, làm giảm LDL-cholesterol, giảm triglycerides, giảm nguy cơ tim mạch và tử vong.
  • Nhược điểm: Không dùng được cho bệnh nhân suy thận(chống chỉ định tuyệt đối với bệnh nhân có eGFR< 30 ml/phút), có thể gây rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng.

3. Nhóm ức chế men Alpha-glucosidase:

  • Đại diện của nhóm này là 2 thuốc: Acarbose, Glyset.
  • Cơ chế tác dụng: ức chế sự phân hóa carbohydrate thành đường glucose ở trong ruột, làm chậm sự hấp thu glucose vào máu.
  • Ưu điểm: giúp giải quyết tình trạng tăng đường huyết sau ăn, giảm HbA1c 0.5 – 0.8%.
  • Nhược điểm: có thể gây rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, tiêu chảy.

4. Nhóm Thiazolidinedione:

  • Đại diện của nhóm này là 2 thuốc: Pioglitazone, Rosiglitazone.
  • Cơ chế tác dụng: giảm đưa glucose vào máu từ đường dạng dự trữ.
  • Ưu điểm: giúp giảm triglycerides, tăng HDL-cholesterol. Nhược điểm: có thể gây phù, suy tim, tăng cân, dễ gẫy xương, K bàng quang

5. Nhóm Meglitinide

  • Đại diện của nhóm này là thuốc Repaglinide.
  • Cơ chế tác dụng: kích thích tuyến tụy sản xuất thêm insulin
  • Ưu điểm: nhóm thuốc này có tác dụng nhanh hơn Sulfonylureas,uống trước khi ăn giúp đường huyết không tăng quá cao sau ăn.
  • Nhược điểm: gây tăng cân, phải dùng nhiều lần.

6. Nhóm ức chế men DPP-4

  • Đại diện của nhóm này là 4 thuốc: Sitagliptin, Vildagliptin, Saxagliptin ,Linagliptin.
  • Cơ chế tác dụng: ức chế tiết glucagon, ức chế hoạt động men DPP-4, làm tăng GLP-1, kích thích tiết insulin.
  • Ưu điểm: thuốc sử dụng 1 lần/ngày, dung nạp tốt, giảm HbA1c 0.5 – 1%, không phụ thuộc bữa ăn.
  • Nhược điểm: có thể gây dị ứng, ngứa, nổi mề đay, phù, viêm

7. Nhóm thuốc đồng vận thụ thể GLP-1

  • Đại diện của nhóm này là các thuốc: Liraglutide, Exenatide, Semaglutide.
  • Cơ chế tác dụng: ức chế tiết glucagon, làm chậm nhu động dạ dày và làm giảm cảm giác thèm ăn, làm tăng tiết insulin khi lượng glucose máu tăng.
  • Ưu điểm: làm giảm glucose huyết sau ăn, giảm tỷ lệ tử vong ở các bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ tim mạch cao, giảm HbA1C 0.6 - 1.5%.
  • Nhược điểm: có thể gây buồn nôn, nôn, viêm tụy cấp, không dùng khi bệnh nhân có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư giáp, bệnh đa u tuyến nội tiết.

8. Nhóm thuốc ức chế kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2

  • Đại diện của nhóm này là 2 thuốc: Dapagliflozin, Canagliflozin.
  • Cơ chế tác dụng: Ức chế tác dụng của kênh đồng vận chuyển Natri-glucose SGLT2 tại ống lượn gần, tăng thải glucose qua đường niệu.
  • Ưu điểm: giảm cân nặng, giảm huyết áp, giảm tỷ lệ tử vong liên quan đến bệnh tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường type có nguy cơ tim mạch cao, giảm HbA1c 0.5-1%.
  • Nhược điểm: có thể gây nhiễm trùng tiết niệu, nhiễm ceton acid

Lưu ý khi sử dụng thuốc tiểu đường dạng uống:

  • Người bệnh cần biết tên thuốc hạ đường huyết đang dùng.
  • Biết rõ uống thuốc lúc nào để uống đúng giờ mỗi ngày.
  • Khi muốn ngưng thuốc hay chỉnh liều lượng hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.
  • Đối với tiểu đường nặng thì chỉ định của bác sĩ điều trị có thể kết hợp nhiều loại với nhau vì vậy cần tuân thủ chặt chẽ không tự ý bỏ bớt thuốc.
  • Tái khám đúng ngày theo dặn dò của bác sĩ điều trị.
  • Không uống thuốc tiểu đường theo liều của người khác, vì mỗi người có mức độ bệnh khác nhau, tình trạng cơ địa khác nhau, tình trạng bệnh lý đi kèm cũng khác nhau, vấn đề di truyền dị ứng cũng khác nhau.
  • Thuốc điều trị tiểu đường không thể thay thế chế độ ăn uống dinh dưỡng và sinh hoạt vận động thân thể khoa học hợp lý.

Thuốc nam trị tiểu đường:

  • Dây thìa canh:

Là thảo dược quý số 1 hiện nay trong điều trị bệnh tiểu đường.

Không chỉ ở Việt Nam, Ấn Độ cũng dùng hết sức phổ biến loại thảo dược này.

dây thìa canh lá to dây thìa canh lá to - thần dược khắc chế tiểu đường

Acid Gymnemic có trong dây thìa canh có tác dụng giảm đường huyết mạnh mẽ.

Bạn có thể dùng dây thìa canh để hãm thành nước uống hằng ngày.

thuoc tieu duong day thia canhDây thìa canh: thuốc quý trị tiểu đường từ thiên nhiên

  • Giảo cổ lam:

Trong giảo cổ lam có chứa nhiều dưỡng chất quý như Tanin, Polysaccharide, đặc biệt là Phanoside.

thuoc tieu duong giao co lamGiảo Cổ Lam: thuốc quý trị tiểu đường toàn diện

Giảo cổ lam là loại thuốc quý hỗ trợ toàn diện điều trị bệnh tiểu đường, giảm cholesterol trong máu, giải độc, chống viêm, tăng cường sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch, giảm đề kháng insulin.

Giảo cổ lam đem nấu thành nước uống mỗi ngày giúp ổn định đường huyết.

  • Khổ qua:

Khổ qua sở hữu hơn 225 hợp chất có tác dụng dược lý. Đối với bệnh tiểu đường, trong trái khổ qua có chứa charantin và nhiều dẫn xuất giống ankaloid, peptide giống insulin có tác dụng hạ đường huyết.

thuoc tieu duong kho quaKhổ Qua: Vị thuốc trị tiểu đường typ 2 hiệu quả
  • Lá xoài:

Nghiên cứu được đăng tải trên Tạp chí Nghiên cứu và phát triển Quốc tế (IJIRD) khẳng định: Tinh chất lá Xoài (đặc biệt là hoạt chất 3 beta - taraxerol) có tác dụng hạ đường huyết gần tương tự Meformin, thuốc điều trị “đầu tay” cho bệnh tiểu đường tuýp 2.

thuoc tieu duong la xoaiLá xoài bài thuốc dân gian trị tiểu đường

  • Cây Hoàng Bá:

Cây Hoàng Bá cũng được lựa chọn trong việc điều trị bệnh tiểu đường nhờ hàm lượng Berberin cao.

Đặc biệt cây thuốc nam này còn có tác dụng hạ mỡ máu, phòng ngừa biến chứng xơ vữa mạch, nhồi máu cơ tim ở những người bị bệnh tiểu đường typ 2.

  • Cây Quế Chi:

Trong cây Quế Chi có chứa thành phần tác dụng tương đương với Insulin.

Quế chi làm giảm triệu chứng tiểu nhiều ở bệnh nhân tiểu đường.

  • Cây Húng Quế:

Cây húng quế vốn là món rau sống quen thuộc của người dân Việt Nam.

Trong cây húng quế có chứa hàm lượng tinh dầu Eugenol cao.

Thuốc đông y trị tiểu đường:

Theo Đông y cổ truyền, tên gọi không phải là bệnh tiểu đường mà thuộc vào chứng tiêu khát, đã được các y thư cổ Linh Khu, Hoàng Đế Nội Kinh, Thiên Kim Yếu Phương nói đến từ rất lâu.

Có 6 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh tiểu đường theo Đông y:

  • Tình chí thất điều (do tâm lý, thần kinh)
  • Trường kỳ ẩm tửu, phòng lao bất điều (do sử dụng tửu sắc nhiều và lao lực quá nhiều)
  • Cửu phục đan dược (dùng thuốc không đúng, không hợp lý)
  • Ẩm thực bất điều (do ăn uống không hợp lý, khoa học)
  • Bẩm thụ tiên thiên bất túc (do di truyền gây nên)
  • Ngoại cảm lục dâm (do yếu tố bên ngoài,…)

Đông y chia các phép trị tiểu đường thành các nhóm bài thuốc ứng với 6 nguyên nhân được phân tích phía trên: Dưỡng âm sinh tâm, Tư âm thanh nhiệt, Ích khí dưỡng tâm, Tư bổ thận âm, Bổ thận dương.

Bài thuốc nổi tiếng nhất của Đông y đang được sử dụng là bài thuốc Bổ thận dương, dưỡng thận âm. Bài thuốc này phù hợp cho những người đi tiểu nhiều lần, nước tiểu vẩn đục, cơ thể suy nhược,….

Thành phần:
  • Phục linh 20g
  • Huyền sâm 20g
  • Trạch tả 20g
  • Mạch môn 20g
  • Đan bì 20g
  • Nhục quế 20g
  • Phụ tử 20g
  • Sơn thù du 20g
Cách thực hiện:
  • Cho các thảo dược trên vào nồi, đổ nước cao hơn khoảng 1-2cm.
  • Sắc trên bếp cho tới khi sôi khoảng 15 phút, lượng nước trong nồi còn khoảng ⅔.
  • Chắt nước sử dụng liên tục trong 3 tuần.

Lưu ý khi dùng thuốc đông y và thuốc nam chữa bệnh tiểu đường:

  • Phối hợp với thuốc tây:

Thuốc đông y, thảo dược, thuốc nam cần thời gian để thuốc thẩm thấu và phát huy tác dụng, nên nếu đường huyết của bạn đang ở mức cao thì việc dùng thuốc tây là không thể tránh khỏi.

  • Duy trì sự kiên trì:

Việc duy trì chế độ ăn uống, tập luyện sinh hoạt, kết hợp với đông tây y cần sự kiên trì để đường huyết ổn định

  • Duy trì tinh thần tích cực:

Giữ tinh thần thoải mái, lạc quan, yêu đời, tích cực là liều thuốc vô cùng quý giá, và tốt nhất trong tất cả các loại thuốc.

Lưu ý những thực phẩm cần kiêng khi bị bệnh tiểu đường:

Không nên ăn các loại mức, các loại hoa quả sấy khô chứa nhiều đường

Nội tạng động vật, thịt mỡ. Bỏ thuốc lá, nghiện rượu để tránh nguy cơ biến chứng tiểu đường.

thuoc tieu duong de phong bien chung tim machSử dụng thuốc hợp lý đề phòng biến chứng tim mạch gây tử vong ở bệnh nhân tiểu đường

Hạn chế muối: Cần hạn chế muối natri ( đảm bảo dưới 2,3mg khoảng 1 muỗng cà phê) trong việc chế biến các món ăn hàng ngày. Nếu có tăng huyết áp kèm theo thì nên giảm dưới 1,5mg muối/ngày.

Một số mục tiêu chung cần đạt được khi sử dụng các thuốc tiểu đường:

  • HbA1c < 7% được coi là mục tiêu chung.
  • Đường máu lúc đói nên duy trì ở mức 4,4 - 7,2 mmol/l.
  • Đường máu sau ăn 2 giờ < 10 mmol/l.
  • Huyết áp < 140/90 mmHg, nếu có biến chứng thận thì HA < 130/80 mmHg.
  • Lipid máu:
    • LDL-C < 2,6 mmol/l chưa có biến chứng tim mạch.
    • LDL-C < 1,8 mmol/l nếu đã có biến chứng tim mạch.
    • Triglycerid < 1,7 mmol/l.
    • HDL-C > 1.0 mmol/l ở nam và > 1,3 mmol/l ở nữ.

Tư vấn thêm về bệnh tiểu đường xin gọi số: 0243 389 9889 

Tài liệu tham khảo:

Cục khám chữa bệnh bộ y tế

Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ

Xem thêm:

Care Flood: Hỗ trợ điều trị tiểu đường không cần dùng thuốc