Trả lời: Tiểu đường thai kỳ ăn mì tôm được không?

Mì tôm là thức ăn được chế biến sẵn với hàm lượng dinh dưỡng nghèo nàn, nhưng lại rất tiện lợi để chống đói mỗi khi không kịp chuẩn bị đồ ăn. Vậy với bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn mì tôm được không? 

Chế độ dinh dưỡng của phụ nữ mang thai kèm theo hội chứng tiểu đường trong thai kỳ, đặc biệt là trong 3 tháng cuối của thai kỳ, cần phải có chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt, tốt nhất là do quyết định của bác sĩ chịu trách nhiệm theo dõi sức khỏe của thai phụ

Tiểu đường thai kỳ ăn mì tôm được không?

Mì tôm được biết đến là loại thức ăn nhanh được chiên trước khi thành phẩm. Và cũng chính từ qua quá trình chiên như vậy,  khiến cho trong mì tôm thường chứa hàm lượng các chất béo trans - đây là loại chất béo không bão hòa có tác hại xấu đối với cơ thê. Chất béo này sẽ làm cản trở việc sản xuất ra các cholesterol tốt cần thiết cho cơ thể, thay vào đó nó còn sản sinh ra một hàm lượng cholesterol xấu, vì vậy không chỉ là bệnh nhân tiểu đường thai kỳ mà ngay cả người có sức khỏe bình thường sử dụng mì tôm thường xuyên đều bị ảnh hưởng không tốt.

Trong mì tôm chứa thành phần chủ yếu là các chất béo, và bột mì. Mì tôm chỉ nên được coi là món ăn chơi chơi, vì trong loại thức ăn này không chứa những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như: carbonhydrate, protein, khoáng chất, chất xơ và vitamin. Chính vì vậy, nếu các bệnh nhân tiểu đường đặc biệt là phụ nữ mang thai bịt iểu đường thai kỳ sử dụng nhiều mì tôm trong thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể sẽ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng trầm trọng, từ đó kéo theo nhiều hệ lụy xấu sẽ xảy ra.

trong quá trình chiên mì tôm, dầu chiên sẽ được sử dụng ở mức nhiệt rất cao, do đó hàm lượng dinh dưỡng,  vitamin B có trong mì tôm đã bị phân hủy một cách hoàn toàn, nên ăn nhiều mì tôm chỉ tạo ra cảm giác no giả, nhưng nguồn năng lượng để làm việc để làm việc sẽ không có.

Khi ăn mì tôm hàng ngày, sẽ làm cho lượng chất béo và calo bị tăng cao trong suốt khoảng thời gian dài, nếu tình trạng này không được khắc phục sẽ gây ra tình trạng béo phì, hay các biến chứng tiểu đường nguy hiểm như biến chứng tim mạch, cholesterol tăng…

Các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ đặc biệt không được sử dụng mì tôm làm bữa ăn chính hay ăn quá thường xuyên, điều này sẽ làm cho cơ thể không cân bằng được lượng dinh dưỡng, gây ảnh hưởng xấu đến quá trình hỗ trợ hạ đường huyết của bạn. Nếu như, bạn cảm thấy thèm mì tôm quá mức thì hãy chọn những loại mì tôm không chiên, và ăn tối đa 1 gói trên tuần, như vậy sẽ ít ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn cũng như của em bé

Một số lưu ý cho người tiểu đường ăn mì tôm

Nếu kiêng được hoàn toàn thì là một điều rất tốt, tuy nhiên trong trường hợp bạn đang rất thèm ăn mì bạn nên chú ý đến số lượng cũng như cách ăn để không ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn chỉ cần điều chỉnh số lượng cho phép là vẫn có thể sử dụng mì tôm như bình thường. Hãy tham khảo một số điều cần chú ý khi ăn mì để không gây tăng đường huyết như sau

Cần cân đối khẩu phần ăn

Bạn chỉ nên ăn từ 64-83g mì trong tuần,việc này giúp bạn tránh được những tác động xấu của carbohydrate đối với lượng đường huyết.

Trần mì 2 lần và loại bỏ gia vị có sẵn trong gói mì

Gia vi trong gói mì chứa rất nhiều chất phụ gia, và để an toàn bạn nên trần qua 1 lần trước khi ăn mỳ

Nên ăn kèm với những thực phẩm giàu protein

Protein có trong các loại thực phẩm khác sẽ giúp hỗ trợ điều hòa lượng đường huyết, vì vậy bạn nên ăn kèm mì cùng những loại thực phẩm này như trứng, đậu, cá...

Nên ăn rau xanh trước

Hãy ăn rau xanh trước khi bạn ăn mỳ, điều này sẽ giúp cho bạn có cảm giác no hơn hạn chế dung nạp thêm các loại thực phẩm khác

Nấu mì chín vừa

Mì được nấu quá kỹ sẽ khiến chỉ số đường huyết GI tăng cao hơn bình thường, chính vì vậy bạn nên để ý đến thời gian nấu mỳ

Ngoài ra mẹ bầu nên sử dụng thêm sữa tiểu đường để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cũng như hỗ trợ ổn định đường huyết