Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang có ảnh hưởng gì không?

Tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không đang là mối quan tâm rất lớn của những mẹ bầu, bởi khoai lang rất tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng nó lại được xếp vào nhóm đường bột. Vậy đối với những bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có nên ăn khoai lang không? cùng đi tìm hiểu về vấn đề này nhé

Khoai lang đem đến lợi ích gì cho bà bầu

Trong cuộc sống hàng ngày, khoai lang được coi là thực phẩm giúp cân bằng dưỡng chất, vô cùng quen thuộc, với hàm lượng chất dinh dưỡng có trong khoai lang khá cao.

Đối với phụ nữ đang mang thai, thai lang là nguồn dưỡng chất cực kỳ có lợi, bởi trong khoai lang chứa hàm lượng tinh bột, vitamin B1, C, chất xơ, các axit amin quan trọng đối với cơ thể, bên cạnh đó còn cung cấp nhiều khoáng chất như sắt, kẽm, magie, natri, kali, canxi,… Chính vì vậy, đối với mẹ bầu, ăn khoai lang thường xuyên mỗi ngày là cách giúp bổ sung thêm nhiều dưỡng chất quan trọng và cần thiết cho toàn cơ thể.

Bên cạnh đó, với hàm lượng chất xơ cao, các axit amin, giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, giải độc có tác dụng ngăn ngừa chứng táo bón cho mẹ bầu 

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ có được ăn khoai lang không?

Insulin là chất có nhiệm vụ chuyển hóa đường từ máu đến các tế bào của cơ thể, được sinh ra từ tuyến tụy. Khi phụ nữ mang thai, có thể có nhiều thay đổi, chất kháng insulin được sinh ra nhau thai, chính vì thế đường không thể chuyển hóa và di chuyển đến các bộ phận khác, mà ứ đọng lại trong máu, dẫn đến tiểu đường thai kỳ. Nếu như tình trạng này không được kiểm soát tốt, sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.

Nguồn dinh dưỡng được nạp vào cơ thể có ảnh hưởng trực tiếp đến tình trạng tiểu đường thai kỳ của mẹ bầu. Vì thế, việc tìm hiểu xem nên và không nên ăn những loại thức ăn gì là điều rất quan trọng đối với các mẹ bầu. Khoai lang cũng không ngoại lệ, nó cũng là một thực phẩm cần phải xem xét có nên ăn hay không đối với người bị tiểu đường thai kỳ.

Thường thì suy nghĩ chung của mọi người là khoai lang gần giống như cơm trắng, được liệt vào nhóm tinh bột, và sẽ bị loại bỏ khỏi khẩu phần ăn hàng ngày. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chỉ số đường huyết của khoai lang khi được nấu chín vừa phải là 54% ít hơn nhiều so với của gạo trắng là 83%. Chính vì thế, nếu như sử dụng khoai lang đúng cách, thì loại thực phẩm này không những giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng mà còn giúp cơ thể kiểm soát đường huyết hiệu quả

Trong thành phần của khoai lang không chứa chất béo, cholesterol có khả năng ngăn ngừa quá trình chuyển hóa đường trong thức ăn thành mỡ cũng như chất béo trong cơ thể. Ăn khoai lang thường xuyên còn giúp máu được lọc sạch, kiểm soát nhịp tim, thành phần iron và calci có trong khoai lang giúp xương cốt chắc khỏe, tăng cường thị lực 

Nên ăn khoai lang như nào cho đúng?

Khoai lang rất tốt nhưng nếu không ăn đúng cách nó vẫn gây hại cho cơ thể của chị em bị tiểu đường thai kỳ, bên cạnh đó thì việc chế biến là yếu tố ảnh hưởng lớn đến chỉ số đường của khoai đối với cơ thể

– Đối với các mẹ bầu bị tiểu đường nên ăn  khoai nướng, chiên cả vỏ bằng một lượng vừa phải thay cho khoai luộc hoặc hấp

– Không nên ăn vào tối, thời điểm thích hợp nhất là buổi trưa, vì sau khi ăn, canxi bên trong khoai lang cần 4 – 5 tiếng mới hấp thụ vào cơ thể, bên cạnh đó ánh sáng mặt trời buổi chiều cũng giúp hấp thụ canxi.

– Ăn với khẩu phần vừa phải, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn

– Tuyệt đối không được ăn khoai lang kèm dưa chua hoặc củ cải muối.

– Không ăn khoai lang sống

Khoai lang chỉ là một trong số những thực phẩm cần bổ sung hàng ngày đối với mẹ bầu. Bên cạnh việc tìm hiểu tiểu đường thai kỳ có ăn được khoai được không, mẹ bầu cũng cần chú ý đến các loại thực phẩm khác nữa để nắm bắt được thông tin nên hay không nên ăn chúng. Hạn chế tối đa đồ ngọt và tinh bột là nguyên tắc quan trọng nhất đối với người bị bệnh tiểu đường nói chung và tiểu đường thai kỳ nói riêng.