Giải đáp: Tiểu đường thai kỳ sinh xong có hết không?

Thông thường thì đường huyết sẽ trở lại ngưỡng bình thường sau 1-3 tháng sinh con, tuy nhiên nếu như các bà mẹ không có chế độ dinh dưỡng khoa học thì rất có thể những lần bầu sau vẫn sẽ gặp phải vấn đề này. Cùng tìm hiểu rõ hơn về tiểu đường thai kỳ sinh xong có hết không? dưới đây

Tiểu đường thai kỳ là một phân loại đặc biệt của bệnh tiểu đường. Tình trạng này chỉ xảy ra trong khoảng thời gian khi phụ nữ mang thai, nó xảy đến bởi sự thay đổi của hormon trong cơ thể người mẹ. Mặc dù, cũng là lượng đường trong máu tăng cao, nhưng tiểu đường thai kỳ lại không giống với các loại tiểu đường khác.

Vậy tiểu đường thai kỳ sinh xong có hết không?

Ngay ở tên gọi của nó bạn cũng đã mừng tượng được câu trả lời cho vấn đề này. Tiểu đường thai kỳ bắt đầu khởi phát khi phụ nữ bước vào quá trình mang thai, nếu như người mẹ có thể kiểm soát tốt được hàm lượng đường trong máu của của, áp dụng các biện pháp ăn uống và sinh hoạt khoa học phù hợp thì sẽ hết sau sinh.

Thông thường, hầu như tất cả các bà mẹ bị tiểu đường thai kỳ sau khi sinh xong lượng đường huyết sẽ quay trở lại mức bình thường, nhưng điều này không có nghĩa là bạn không có nguy cơ mắc phải bệnh tiểu đường tuýp 2. Chính vì lẽ đó, bạn không nên chủ quan mà hãy luôn chú ý và theo dõi cẩn thận từng thói quen sinh hoạt, cân nặng… để kiểm soát được tình trạng bệnh. Có rất nhiều người sau khi sinh xong vẫn không trở lại trạng thái an toàn, bởi sự lơ là, sinh hoạt vô độ cũng như chu quan không tái khám. 

Nhiều cuộc khảo sát và thống kê từ y tế đã cho thấy rằng, có đến 5-10% phụ nữ sau sinh, trong giai đoạn mang bầu mắc tiểu đường sẽ mắc tiểu đường type 2 ngay sau đó, 50% số người bị tiểu đường thai kỳ trước đó sẽ có nguy cơ cao tái mắc tiểu đường ở những lần mang thai tiếp theo hoặc có thể sẽ bị tiểu đường type  2 vào 5 –  10 năm sau.

Để có thể giảm thiểu nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ trong lần tiếp theo hay tránh tình trạng tiểu đường type 2 sau sinh, mẹ bầu cần phải thường xuyên thăm khám theo dõi sức khỏe định kỳ để phát hiện và kiểm soát bệnh tiểu đường. Song song với đó là xây dựng chế độ dinh dưỡng và luyện tập khoa học phù hợp để duy trì lượng đường trong máu luôn ở mức ổn định.

Tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến phụ nữ mang thai như thế nào?

Những người phụ nữ bị mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, nếu không được kiểm soát tốt tình trạng bệnh, thì hàm lượng đường dư thừa có thể truyền trực tiếp vào thai nhi. Theo đó, khi mức glucose trong máu của thai nhi vượt quá mức độ cho phép sẽ gây ra tình trạng béo phì thừa cân ở trẻ sơ sinh. Đứa bé có thể nặng đến hơn 4 kg khi sinh ra, và điều này còn dẫn đến những biến chứng nguy hiểm khác cho người mẹ, bao gồm:

  • Tăng tỷ lệ sẩy thai, thai chết lưu
  • Nguy cơ sinh mổ cao
  • Chảy máu kinh nguyệt nhiều sau khi sinh
  • Nhiễm khuẩn niệu
  • Ảnh hưởng về lâu dài tới sức khỏe
  • Huyết áp cao gây áp lực cho tim và thận
  • Tiền sản giật gây ra tình trạng sinh non

Chị em cần đi kiểm tra đường huyết sau sinh từ 6 đến 12 tuần

Khi đã mắc tiểu đường thai kỳ thị phụ nữ có nguy cơ rất cao mắc phải tiểu đường tuýp 2. Chính vì vậy, tất cả các mẹ bầu gặp phải tình trạng này, cần tới bệnh viện xét nghiệm đường huyết sau khi sinh con được 6 – 12 tuần.

Nếu như lúc nào mà lượng đường trong máu của bạn vẫn cao, thì đây không còn là bệnh tiểu đường thai kỳ nữa, mà nó đã chuyển sang tiểu đường tuýp 2. Lúc này bạn cần đực dùng thuốc để điều trị, tuân thủ chế độ ăn, tập luyện theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Trường hợp kết quả đường máu bình thường, bạn chỉ cần theo dõi chỉ số HbA1c mỗi năm. Bác sĩ có thể đề nghị bạn giảm cân nếu kiểm tra thấy trọng lượng của bạn vượt mức cho phép. Những điều này giúp bạn giảm thiểu nguy cơ mắc tiểu đường trong tương lai.

Ngoài ra mẹ bầu cũng nên sử dụng thêm sữa dành cho người bị tiểu đường để bổ sung thêm chất dinh dưỡng nuôi bé