Tiểu đường type 2 nặng hay nhẹ? Chỉ số bao nhiêu?

Bệnh tiểu đường có rất nhiều giai đoạn khác nhau, một trong đó là tuýp 2, vậy tiểu đường type 2 chỉ số bao nhiêu? tiểu đường type 2 nặng hay nhẹ? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây

Tiểu đường tuýp 2 là gì?

Trước đây, bệnh tiểu đường tuýp 2 thường được biết đến là tiểu đường không phụ thuộc insulin hay tiểu đường khởi phát ở độ tuổi trưởng thành. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện tại, tiểu đường tuýp 2 là loại tiểu đường phổ biến nhất, ảnh hưởng đến 85 – 90 % tổng số bệnh nhân tiểu đường. Dạng này có thể gặp ở bất cứ độ tuổi nào từ người lớn, thanh niên, hay thậm chí là trẻ em đều bị

Tiểu đường tuýp 2 là bệnh khởi phát bởi lối sống thiếu khoa học, mất cân bằng trong dinh dưỡng và có nhiều liên quan đến các vấn đề như cao huyết áp, mỡ máu, thừa cân, béo phì…

Tiểu đường type 2 chỉ số bao nhiêu?

Theo số liệu của Bộ y tế, chỉ số đường huyết được đưa ra dưới đây là an toàn cho đa số người bị tiểu đường:

  • Đường huyết lúc đói: 80 – 130 mg/dl (4.4 – 7.2 mmol/l)
  • Đường huyết sau ăn 1 – 2 giờ: < 180 mg/dl (10.0 mmol/l)
  • Chỉ số HbA1c: < 7%

Tuy nhiên, mức chỉ số đường huyết an toàn này có thể thay đổi để phù hợp hơn với từng nhóm người, nó phụ thuộc vào độ tuổi, giới tính, thời gian mắc bệnh, các bệnh lý nền khác hoặc các biến chứng kèm theo

Vậy chỉ số bao nhiêu là tiểu đường type 2. Đây là câu hỏi được đặc biệt quan tâm của rất nhiều người.

  • Nếu như chỉ số Glucose lúc đói ( chỉ số này được tính tại thời điểm cách lần ăn cuối cùng trong khoảng 8 tiếng) ra kết quả là 126 mg/dl (7 mmol/l) trở lên thì cho thấy bạn đã bị đái tháo đường. Và tất nhiên bạn nên đo 2 lần liên tiếp để có kết quả chính xác hơn bởi đôi khi các thông số này có những dao động lên xuống không đồng nhất tại một thời điểm.
  • Nếu mức Glucose đo lúc đói nằm trong khoảng 5,6 đến 6,9 mmol/l thì bạn đang nằm trong giai đoạn bị rối loạn đường huyết lúc đói hoặc giai đoạn tiền đái tháo đường. Bạn cần phải có lộ trình điều trị phù hợp để tránh làm cho bệnh tình biến chuyển nặng rồi mới điều trị vì vừa kém hiệu quả lại tốn nhiều chi phí.

Tiểu đường type 2 là nặng hay nhẹ?

Theo bác sĩ N.T. Phương (Khoa Nội tiết – Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết: Bệnh tiểu đường tuýp 2 khó có thể nói là nặng hay nhẹ, bởi mức độ nặng nhẹ của bệnh còn bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố khác nhau. Một trong những yếu tố quan trọng nhất đó là việc người bệnh có thực hiện điều trị tốt hay không.

Đối với các ca bệnh tiểu đường tuýp 2 được phát hiện sớm và và điều trị tốt, người bệnh hoàn toàn vẫn có thể chung sống hòa bình với bệnh. Còn đối với những trường hợp không ăn uống, tập luyện, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ cũng như chế độ cần phải thực hiện cho bệnh nhân tiểu đường, thì tình trạng bệnh sẽ ngày càng nặng lên và gây nhiều biến chứng khó lường.

BS. Phương cũng cho biết thêm, quan niệm của nhiều người cho rằng bệnh tiểu đường type 2 nhẹ hơn, và không nguy hiểm bằng type 1 là hoàn toàn sai lầm. Bởi đã là bệnh tiểu đường thì loại nào cũng nào cũng làm đường huyết tăng cao. Khi đường huyết tăng mà chúng ta không có biện pháp để kiểm soát thì biến chứng sẽ rất dễ xảy ra. Phổ biến nhất trong đó có thể kể đến như biến chứng trên tim mạch, thần kinh, mắt, thận… Những biến chứng này để gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh, cũng như làm cho tình trạng của bệnh ngày càng tiến triển nặng hơn.

Do đó, ngay từ khi có những dấu hiệu để phát hiện ra bệnh, bệnh nhân cần kiểm soát tốt đường huyết thông qua chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt cũng như sử dụng thuốc điều trị để ngăn chặn bệnh tiến triển gây biến chứng. Đặc biệt những người có nguy cơ mắc tiểu đường type 2 cao (thừa cân, gia đình có người bị bệnh, từng bị tiểu đường thai kỳ hay có thai lớn hơn 4kg…) nên chủ động đo đường huyết định kỳ.

>> Sữa cho người tiểu đường type 2