Triệu chứng bệnh tiểu đường: Biểu hiện của bệnh tiểu đường và dấu hiệu tiểu đường sớm!

Hiện nay có rất nhiều người mắc phải bệnh tiểu đường, vậy triệu chứng bệnh tiểu đường ra sao biểu hiện của bệnh tiểu đường như thế nào và dấu hiệu tiểu đường sớm có dễ phát hiện không? 

Triệu chứng bệnh tiểu đường:

Triệu chứng của bệnh tiểu đường chia làm 2 loại: triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể bệnh tiểu đường.

Triệu chứng cơ năng bệnh tiểu đường:

  • Đối với tiểu đường typ 1 thì các triệu chứng có thể xuất hiện vài ngày đến vài tuần gồm khát, uống nhiều nước, đi tiểu nhiều lần. 
  • Đối với tiểu đường typ 2 thường ít xuất hiện triệu chứng cơ năng nhưng khi xét nghiệm nước tiểu lại cho kết quả dương tính

Triệu chứng thực thể bệnh tiểu đường:

Khi làm xét nghiệm nước tiểu và xét nghiệm máu thấy các triệu chứng sau:

  • Đường máu tăng
  • Đường niệu tăng
  • Protein niệu
  • Đái máu đại thể
  • Trụ hồng cầu
  • Giảm nhanh màng lọc cầu thận

Dấu hiệu bệnh tiểu đường:

Bệnh tiểu đường là gì Triệu chứng bệnh tiểu đường và dấu hiệu tiểu đường sớmTriệu chứng bệnh tiểu đường và dấu hiệu tiểu đường sớm

Liên tục khát nước

Bạn luôn cảm thấy khát nước và uống nước liên tục, tình trạng này diễn ra trong một thời gian. Bạn đặt ra câu hỏi vì sao lại như thế?

Bởi là do khi đó lượng đường trong máu bạn tăng cao, khiến cho cơ thể bạn diễn ra một cơ chế tự động tách phần nước có trong các tế bào và bơm trực tiếp đến máu để pha loãng lượng đường bị tồn đọng.

Khiến cho các tế bào lúc này bị thiếu nước sẽ kích thích đến hệ thần kinh trnfg ương gây nên cảm giác khát nước không ngừng nghỉ.

Đi tiểu nhiều lần trong ngày

Đây là dấu hiệu tiểu đường sớm dễ nhận thấy, nếu trong một ngày mà bạn đi tiểu liên tục và số lần đi lớn hơn 7 lần, rất có thể là bạn đã bị đái tháo đường.

Nguyên nhân là do cơ thể bạn muốn loại bỏ lượng đường dư thừa, làm cho thận hoạt động mạnh hơn nên sẽ đi tiểu nhiều hơn.

Sụt cân bất thường

Nếu bạn thấy cân nặng của cơ thể bị tụt một cách nhanh chóng rất có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường, bởi một hàm lượng lớn đường đã bị đào thải qua nước tiểu.

Mà các hoạt động của cơ thể cần được bổ sung nhiên liệu chính là từ đường glucose, chính vì vậy khi không đủ nguồn cung cấp buộc năng lượng từ mỡ và các cơ phải giải phóng. 

Đói và mệt mỏi

Khi mà hàm lượng insulin bịt hiếu hụt, cơ thể không thể hấp thụ đường và không nhận được nguồn năng lượng cần thiết khiến cho cơ thể luôn trong trạng thái đói và mệt mỏi

Dễ bị nhiễm trùng và nhiễm nấm

Khi hàm lượng đường trong máu tăng cao và hệ thống miễn dịch (cơ chế tự bảo vệ của cơ thể) bị ức chế, từ đó làm giảm sức đề kháng của cơ thể, từ đó dẫn đến dễ bị nhiễm trùng và nấm..

Thị lực yếu đi

Nếu lượng đường bị tích tụ nhiều trong máu sẽ phá hủy các mao mạch ở đáy mắt từ đó dẫn tới xuất huyết, phù nề nghiêm trọng nhất là phù ở hoàng điểm sẽ làm cho thị lực bị giảm sút 

Bên cạnh đó thì cũng có một số trường hợp, không có bất kỳ một dấu hiệu nào nhưng bạn vẫn bị bệnh tiểu đường.

Vậy nên bạn hãy đi thăm khám sức khỏe tổng quát thường xuyên để phát hiện bệnh sớm nhất. 

Dấu hiệu bệnh tiểu đường Triệu chứng bệnh tiểu đường dạng thực thể phải qua xét nghiệm!

Cách giảm triệu chứng bệnh tiểu đường?Có chữa được bệnh tiểu đường không?

Theo thông tin mà giáo sư Thái Hồng Quang – Chủ tịch Hội Nội tiết và Đái tháo đường Việt Nam được biết, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có thuốc hay phác đồ điều trị tiểu đường nào có thể chữa khỏi hoàn toàn dứt điểm 1 lần không cần duy trì thuốc cho bệnh tiểu đường tuýp 1 và tuýp 2, bởi nguyên nhân gây bệnh rất phức tạp.

Do vậy hiện nay điều trị bệnh tiểu đường nhằm giảm triệu chứng bệnh tiểu đường và duy trì việc ổn định đường huyết.

Những bệnh tiểu đường tuýp 1, đảo tụy – đây là nơi sản xuất ra insulin, khi bị tác động từ đờng máu cao khiến cho nó bị phá hủy không có khả năng tiết insulin, từ đó để hy vọng cải thiện bệnh tiểu đường chỉ chờ vào việc cấy ghép.

Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, rối loạn chuyển hóa này ở cấp phân tử tế bào chứ không còn đơn thuần chỉ là đường huyết tăng cao.

Nếu như người bệnh phát hiện ra được tình trạng của mình ở giai đoạn sớm, mới có thể điều trị tích cực bằng chế độ dinh dưỡng, tập thể dục, kết hợp dùng thuốc mới có cơ hội chữa khỏi.

Nhưng nếu như phát hiện ở giai đoạn muộn, khi đó tuyến tụy đã bị tổn thương nghiêm trọng cộng với kháng insulin kèm theo những rối loạn chuyển hóa trong cơ thể, sẽ khiến người bệnh khó khăn trong việc kiểm soát đường huyết, nguy cơ gặp phải những biến chứng rất cao bởi glucose máu lên xuống bất thường.

Mặc dù, hiện nay chưa có thuốc chữa khỏi hoàn toàn được, nhưng những bệnh nhân tiểu đường vẫn hoàn toàn có thể kiểm soát được chỉ số đường huyết, và giảm thiểu nguy cơ gặp phải biến chứng bằng lối sống lành mạnh kết hợp với thuốc hạ đường huyết và những giải pháp hỗ trợ điều trị khác.

Phải luôn theo dõi sát các triệu chứng của bệnh tiểu đường trong quá trình điều trị bệnh.

Khi dùng thuốc để kiểm soát được các triệu chứng của bệnh tiểu đường thì sẽ tránh được các biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường!