Lá gì chữa bệnh tiểu đường ?

Tiểu đường là một căn bệnh cực kỳ phổ biến với lơp người trung niên. Do sự phức tạp của nó mà ngày nay các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra phương thuốc hiệu quả nhất cho căn bệnh. Đã có nhiều loại thuốc Tây, thuốc kháng sinh được dùng nhưng với tùy người mà hiệu quả khác nhau. Bởi thế mà đối với nhiều người bệnh tiểu đường, giải pháp tích cực nhất mà mất ít chi phí nhất chỉ có thể là những phương thuốc đến từ thiên nhiên. HXCH xin giới thiệu với độc giả bài viết: "Những loại lá uống chữa bệnh tiểu đường từ thiên nhiên".

Chữa bệnh tiểu đường bằng lá sung

Sung là một loại cây khá dễ thấy ở các làng quê Việt Nam. Do lành tính và nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nên sung từ lâu đã được sử dụng rộng rãi để điều trị một số căn bệnh. Ngoài phần thịt quả giàu dinh dưỡng và dễ chế biến ra. Thì lá sung cũng được cho là lá uống chữa bệnh tiểu đường.

Hàm lượng chất xơ cao, lượng can xi dồi dào cùng chất chống oxy hóa mạnh cấu thành nên những chiếc lá sung xanh đậm dễ nhận thấy. Ngoài ra,vitamin A, C, B, K cùng với manga, kali, kẽm, đồng cũng được đánh giá cao với hàm lượng dinh dưỡng trong lá sung. Nhờ vào những đặc điểm này, lá sung hiệu quả trong điều trị bệnh mỡ máu, cao huyết áp, viêm loét,... Và đặc biệt, đặc điểm trên còn làm kích thích tuyến tụy sản sinh ra insulin. Khi đó glucose sẽ được hấp thụ để chuyển hóa năng lượng nuôi dưỡng cơ thể.

Bạn có thể sử dụng lá sung như ăn với nem thính như trong món ăn ngon gia đình. Hay cũng có thể làm theo cách sau đây:

  • Rửa sạch và vò nát lá sung (300g)
  • Cho lá vào nồi cùng với nước (1 lít) rồi đun sôi
  • Đun khoảng 15 phút nhấc nồi xuống để nguội
  • Có thể uống thay nước lọc hàng ngày (2-3 tháng) để thấy rõ sự cải thiện tình trạng bệnh

Ngoài ra khi kết hợp lá sung với quả sung hay thảo mộc cũng là một lựa chọn hợp lý. Uống một cốc nước ấm lá sung sẽ giúp bạn hạ đường huyết, giảm các nguy cơ tim mạch giúp bạn khỏe mạnh.

Chữa bệnh tiểu đường bằng lá xoài

Xoài là một loại quả ngọt ăn trực tiếp được. Trong xoài có nhiều hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho thị lực, tim mạch, tăng cường trí nhớ,... Thế nhưng nếu không biết ăn điều độ thì rất có thể xoài sẽ khiến đường huyết của bạn tăng. Bời vậy để cho dễ dàng sử dụng hơn thì ngày nay nhiều chuyên gia khuyên nên dùng lá xoài như một phương pháp trị liệu.

Lá xoài được coi là một loại thảo dược trong dân gian. Do đó lá xoài được sử dụng rộng rãi trong điều trị sen huyễn, tăng huyết áp. Ngoài ra, dùng lá xoài thường xuyên còn giúp bạn cải thiện vấn đề tim mạch, giảm cholesterol xấu. Và do chứa hoạt chất 3 beta - taraxerol (gần tương đương Meformin), lá xoài giúp hạ đường huyết hiệu quả.

Bạn cũng có thể sử dụng lá xoài theo cách phổ biến sau để chữa trị bệnh tiểu đường:

  • Lấy khoảng 3-5 lá xoài non bỏ vào ngâm nước sôi qua đêm
  • Sáng hôm sau uống phần nước bỏ phần lá
  • Sau 3 tháng đều đặn đã thấy rõ sự khác biệt trong tình trạng bệnh

Mỗi ngày đều đặn 3-4 ly nước lá xoài không chỉ kích thích tuyến tụy sản xuất thêm insulin mà còn ngăn ngừa tăng đường huyết sau ăn cũng như giảm các biến chứng bệnh tiểu đường.

Chữa bệnh tiểu đường bằng lá dứa

Lá dứa cũng như tất cả bộ phận khác của dứa từ lâu đã được nhiều người truyền tai nhau như một loại thuốc thiên nhiên hiệu quả. Trong Đông Y, lá dứa có vị cay thơm giúp sát khuẩn, điều trị đờm, ho, sốt,... Bên cạnh đó do tính chất cân bằng lá dứa còn được tìm thấy trong việc giúp thải độc, phục hồi các chức năng bị suy yếu bên trong.

Lá dứa làm tăng tốc quá trình hạ đường huyết cũng như hạn chế biến chứng tim mạch do tiểu đường gây ra. Và theo nhiều nghiên cứu được đưa ra, chất diệp lục, axit hữu cơ, bromelin trong lá dứa phát huy tác dụng thần kỳ trong việc ngăn chặn sự phá hủy tự do các thành mạch máu. Điều này sẽ làm cho cơ thể ít có nguy cơ mắc các bệnh về tim.

Bạn có thể áp dụng một số phương thuốc từ lá dứa như:

  • Hái lá dứa rồi rửa rạch. Phơi khô trong bóng râm cho đến khi lá khô héo lại. Tiếp tục cho lá vào nồi cùng với 2-3 lít nước rồi đun sôi. Chia đều đặn lần uống trong ngày cho 4 ly nước lá dứa. Sau 1 tháng quan sát kết quả
  • Hãm lá dứa lại trong ấm (giống trà) rồi đổ ra uống.
  • Dùng như gia vị phụ trợ cho bữa cơm hàng ngày vừa tăng độ ngon vừa đượm mùi lá dứa

Chữa bệnh tiểu đường bằng lá ổi

Dân gian xưa kia thường sử dụng ổi cho nhiều loại bệnh phổ biến. Do đặc tính nổi bật trong các loại lá đến từ thiên nhiên nên ngày nay ổi cũng như lá của nó vân thường được các bà, các mẹ truyền tai nhau về những phương pháp chữa bệnh đến từ loại "thảo mộc" này.

Ổi cùng các bộ phận khác của nó được xem như là khắc tinh của bệnh tả, cửa lỵ, viêm đại tràng,... Do đặc tính đắng, ấm, lá ổi cũng có thể giải độc cho cơ thể hiệu quả. Ngoài ra, lá ổi chứa thành phần quan trọng là tanin (7-10%), axit maslinic, polyphenol,... giúp giảm đường máu, góp phần cải thiện tình trạng tiểu đường.

Lá ổi từ lâu đã được kiểm chứng là cực là một trong những lá uống chữa bệnh tiểu đường kỳ an toàn và không hề có tác dụng phụ. Các nhà nghiên cứu đến từ Nhật Bản gần đây đã áp dụng lá ổi như một phương pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng tiểu đường.

Để điều chế và sử dụng lá ổi hiệu quả bạn có thể áp dụng các bước sau:

  • Rửa sạch 10-20 lá ổi để ráo nước
  • Cho vào nổi nước (1 lít) và đun sôi trong 15 phút
  • Lọc bã lá ổi lấy nước rồi uống
  • Pha vào ấm và thưởng thức nhưtrà
  • Ngắt quãng như vậy trong khoảng 1-2 tháng để thấy sự hiệu quả

Chữa bệnh tiểu đường bằng lá điều

Cây điều là loại cây trồng phổ biến trong các tỉnh Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Khi nhắc đến điều, thường người ta sẽ nghĩ đến hạt của nó như một đồ ăn ngon, bổ dưỡng. Thế nhưng bất ngờ thay, lá điều cũng là một loại "thảo mộc quý" trong việc điều trị nhiều loại bệnh, nhất là tiểu đường.

Đều đặn sử dụng lá điều như một món rau trong mâm cơm, nhiều người có thể hài lòng khi đã giảm hẳn viêm, nhiễm trùng. Hay với người bình thường, loại lá này cũng giúp giải độc cơ thể, thúc đẩy bài tiết ra ngoài. Theo một nghiên cứu đáng chú ý, lá điều được khẳng định là có những công năng điều trị tiểu đường cho cả người tiểu đường loại 1 và loại 2.

Lá điều có nhiều thành phần như alkaloid, tanin, saponin, flavonoid làm tăng tính kháng khuẩn, chống oxy hóa. Những điều này cũng làm ổn định đường huyết, tăng tiết insulin một cách đáng kể. Không chỉ vậy, lá điều còn giúp giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường khá tốt.

Để điều chế và sử dụng lá điều hiệu quả bạn có thể áp dụng các bước sau:

Khi sử dụng lá điều bạn cũng có thể kết hợp cúng với lá ổi như một phương pháp mới nhưng vô cùng hiệu quả. Bạn có thể chia phương thuốc này ra làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1

  • Rửa sạch 20-30 lá ổi xanh rồi để cho ráo nước
  • Nường chúng trên than hoặc bếp củi cho đến khi lá ngả vàng
  • Đun lá ổi cùng 2 lít nước xong đổ ra để cho nguội
  • Lọc bã lấy nước rồi uống
  • Uống được 3 ngày thì dừng đợi sau vài tuần uống tiếp
  • Ngắt quãng như vậy trong khoảng 1-2 tháng để thấy sự hiệu quả

Giai đoạn 2

  • Chuẩn bị 20 lá điều, 10 lá ổi rửa sạch để khô cùng với bếp than hoặc bếp củi
  • Nướng lá trên bếp cho đến khi có màu ngả vàng
  • Nhắc ra bỏ vào nồi với 2 lít nước đun sôi
  • Cho đến khi lá chuyển thành màu đỏ, lọc bã lấy nước uống hàng ngày
  • Uống được 3 ngày thì dừng đợi sau vài tuần uống tiếp
  • Ngắt quãng như vậy trong khoảng 1-2 tháng để thấy sự hiệu quả

Chữa bệnh tiểu đường bằng lá mật gấu

Cây mật gấu có tên gọi khác là cây lá đăng hay cây mật gấu Nam Bộ. Loại cây này đặc biệt phổ biến ở các tỉnh miền Nam. Nhưng gần đây, do tác dụng y học tuyệt vời mà nó đem lại cho bệnh nhân tiểu đường mà cây mật gấu đã được biết đến rộng rãi và là một lựa chọn đúng đắn cho việc điều trị căn bệnh.

Nhiều nghiên cứu đã khẳng định các tinh chất có trong lá mật gấu như berberin, isotetrandin, berban amin. Bởi thế mà lá uống chữa bệnh tiểu đường này giúp hạ đường huyết trong máu, giảm nguy cơ biến chứng tiểu đường.

Ngoài ra, lá mật gấu và các bộ phận khác của nó cũng thường được dùng đặc trị các bệnh như huyết áp cao, các bệnh về gan, dạ dày hay đại tràng,...

Nếu chưa biết công thức điều chế phương thuốc này, bạn có thể tham khảo:

Duy trì uống lá mật gấu hàng ngày còn giúp những ai đau nhức xương khớp, viêm gan, sỏi mật có lại được sức khỏe ổn định cũng như giải độc cho cơ thể.

Lời kết:

Những tác dụng và hiệu quả khi sử dụng những loại lá kể trên đều không thể thay thế phác đồ điều trị của chuyên gia, bác sỹ. Vì vậy, tốt hơn hết người bệnh nên kết hợp liệu pháp được hướng dẫn và bổ sung thêm các loại lá kể trên trong sinh hoạt hàng ngày. Và bên cạnh những loại lá chữa bệnh tiểu đường thì bạn cũng nên cân nhắc đến Ăn quả gì chữa bệnh tiểu đường hiệu quả? mà HXCH đã chia sẻ.

Ngoài ra trước khi áp dụng bất kỳ phương thuốc nào, bạn cũng nên tìm hiểu những công dụng và ảnh hưởng của nó tới những vấn đề sức khỏe mà bạn đang mắc phải.

Và cuối cùng nếu bạn là người dù đã cân nhắc và thử nhiều phương pháp điều trị mà bệnh tình vẫn không khả quan thì đừng lo. Đến từ New Zealand, Glu Sure - Sữa dành cho người tiểu đường được coi là một phương pháp tích cực, hiệu quả trong ổn định đường huyết, tốt cho tiêu hóa, tim mạch. Bạn có thể tìm hiểu thêm về thông tin sản phẩm tại đây.