Uống sữa tiểu đường trước khi đi ngủ có nên không?

Đối với chế phẩm sữa dành cho bệnh nhân tiểu đường thì vẫn có lượng đường nhất định và lượng tăng đường này cũng tương tự như bữa ăn thông thường cho người bệnh tiểu đường. Vậy uống sữa tiểu đường trước khi đi ngủ có nên không? Cùng tìm hiểu bài viết này nhé.

Người bị đái tháo đường nên uống sữa như thế nào?

Có nên uống sữa tiểu đường trước khi đi ngủ? Uống sữa tiểu đường là thói quen của nhiều bệnh nhân tiểu đường. Tuy nhiên, người bệnh phải uống đúng cách, không được uống tuỳ tiện kẻo khiến cho bệnh nhẹ thành nặng và cũng dễ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Dưới đây là một số lưu ý bác sĩ khuyên người bệnh tiểu đường nên ghi nhớ khi uống sữa để đạt được hiệu quả tốt nhất:

- Trường hợp bệnh nhân tiểu đường không đảm bảo đủ nhu cầu hằng ngày qua bữa ăn bình thường nên dùng sữa ở bữa phụ với tỷ lệ là ½ ly chuẩn tức 100ml cho một bữa phụ nếu có các nguy cơ bị hạ đường huyết.

- Với những bệnh nhân tiểu đường có dùng các thuốc phối hợp và có nguy cơ bị hạ đường huyết vào ban đêm hoặc 4h chiều thì có thể sử dụng là ½ đơn vị sữa vào bữa phụ 3 giờ chiều hoặc bữa phụ 9 giờ tối trước khi đi ngủ để tránh bị tình trạng hạ đường huyết trong đêm hoặc chiều. Với những trường hợp người bệnh không có nguy cơ hạ đường huyết thì không cần thiết phải sử dụng sữa.

Có nên uống sữa tiểu đường trước khi đi ngủ? Có nên uống sữa tiểu đường trước khi đi ngủ?

- Người bệnh không nên dùng sữa ngay sau bữa ăn. Nguyên nhân là vì sau khi ăn, lượng đường huyết đã tăng ở một mức nhất định, nếu tiếp tục dùng sữa sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao. Vì vậy bệnh nhân cần chú ý không nên quá lạm dụng sữa và tuân thủ đúng theo sự chỉ dẫn của bác sĩ để đạt hiệu quả tốt nhất.

Trên thực tế, bạn nên lưu ý đến căn bệnh tiểu đường của mình cho đến khi đi ngủ. Trước khi bạn đặt báo thức và đi ngủ, đây cũng là một số việc cần làm trước khi đi ngủ giúp người bệnh kiểm soát tốt hơn bệnh tiểu đường của mình và ngủ ngon hơn.

Kiểm tra lượng đường trong máu

Kiểm tra lượng đường huyết định kỳ là một phần quan trọng trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường. Kiểm tra lượng đường huyết trước khi đi ngủ sẽ giúp bạn và bác sĩ biết liệu thuốc và các phương pháp điều trị khác có kiểm soát đủ lượng đường huyết của bạn qua đêm hay không. Lượng đường huyết lý tưởng trước khi đi ngủ nên nằm ở trong khoảng 90 - 150 miligam mỗi decilít (mg/dL).

Ăn một bữa nhẹ trước khi đi ngủ

Khi bạn sống chung với căn bệnh tiểu đường loại, bạn có thể cũng đã trải qua “hiện tượng bình minh” hoặc “hiệu ứng bình minh”. Vào buổi sáng sớm - thường trong khoảng từ 2 giờ đến 8 giờ sáng - lượng đường huyết của bạn có thể tăng đột biến. Lượng đường thuyết tăng cao này có thể là kết quả của các yếu tố như: sự tiết ra hormone vào buổi sáng sớm làm tăng sức đề kháng insulin, không dùng đủ insulin hoặc thuốc điều trị vào đêm hôm trước, ăn nhẹ tinh bột trước khi đi ngủ, hoặc gan của người bệnh giải phóng một lượng glucose qua đêm.

Để chống lại hiện tượng này, người bệnh hãy ăn một bữa ăn nhẹ giàu chất xơ, ít chất béo trước khi đi ngủ. Bánh quy làm từ lúa mì nguyên cám với pho mát hoặc táo cùng với bơ đậu phộng là những thực phẩm tốt cho người bệnh tiểu đường. Những thực phẩm này sẽ giữ cho lượng đường huyết của bạn ổn định và ngăn gan giải phóng quá nhiều glucose, người bệnh chỉ cần ăn khẩu phần nhỏ để không vượt quá lượng calo hoặc tinh bột được khuyến nghị dùng trong ngày. Ăn uống quá nhiều trước khi ngủ có thể góp phần làm tăng cân và phản tác dụng khi bạn mắc phải bệnh tiểu đường.

Thực phẩm có thể ảnh hưởng đến lượng đường huyết theo nhiều cách khác nhau. Theo dõi lượng đường huyết của bạn vào buổi sáng để giúp xác định lượng và loại đồ ăn nhẹ cũng có thể là phương pháp kiểm soát tốt nhất cho bạn.

Hạn chế sự kích thích từ môi trường xung quanh

Tránh caffein từ cà phê, sô cô la hay soda trong vòng vài giờ trước khi đi ngủ. Những thực phẩm và đồ uống có chứa caffein này sẽ kích thích não của bạn và có thể gây mất ngủ. Ngoài ra, hãy hạn chế uống rượu, đặc biệt nếu bạn cảm thấy nó làm gián đoạn giấc ngủ và ảnh hưởng đến lượng đường huyết của bạn.

Đi dạo

Tập thể dục sẽ giúp insulin hoạt động hiệu quả hơn. Đi bộ sau bữa tối hoặc trước khi đi ngủ có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết cho đến sáng hôm sau. Theo National Sleep Foundation, tập thể dục lúc gần đi ngủ có thể sẽ ảnh hưởng đến tốc độ đi vào giấc ngủ của bạn. Tuy nhiên, điều này cũng không đúng với tất cả mọi người, vì một số người có thể ngủ ngon sau khi tập luyện trước khi đi ngủ.

>> Tham khảo: Sữa tiểu đường Varna

Chuẩn bị phòng ngủ

Để tối ưu hóa khả năng đi vào giấc ngủ và duy trì được như vậy suốt đêm, phòng của bạn cần yên tĩnh, mát mẻ, sạch sẽ và thoải mái. Mở điều hòa trong khoảng từ 60˚F (15,6˚C) đến 67˚F (19,4˚C) sẽ là nhiệt độ phòng lý tưởng cho giấc ngủ.

Giảm ánh sáng. Đóng rèm và rèm để khi mặt trời mọc không đánh thức bạn vào buổi sáng. Nếu ánh sáng làm phiền giấc ngủ của bạn, hãy cân nhắc việc lắp rèm che tối hoặc rèm cản sáng trong phòng.

Giữ điện thoại di động của bạn sang phòng khác hoặc cất vào ngăn kéo hoặc để chế độ im lặng để các tin nhắn và cuộc gọi đến không đánh thức bạn. Nếu bạn nhạy cảm với các tiếng ồn, hãy sử dụng nút tai để ngăn chặn mọi âm thanh không mong muốn khi ngủ.

Tất cả những điều này có thể chuẩn bị cho các hormone giấc ngủ hoạt động và giúp bạn đi vào giấc ngủ sâu hơn.

Tập thói quen trước khi đi ngủ

Trung bình khoảng 45% những người bệnh tiểu đường khó đi vào giấc ngủ hoặc trằn trọc suốt đêm. Đau dây thần kinh, đi tiểu,thường xuyên khát nước và đói đều có thể khiến bạn mất ngủ. Bạn có thể đi gặp bác sĩ để kiểm soát những vấn đề này, nhưng có một cách để tối đa hóa giờ ngủ của bạn đó là tạo thói quen đi ngủ.

Ngay trước khi đi ngủ, bạn hãy làm gì đó để thư giãn cơ thể và tĩnh tâm để chuẩn bị cho giấc ngủ. Tắm nước ấm, tập yoga nhẹ nhàng hay đọc sách. Giữ đèn ở mức thấp. Tắt tất cả máy tính, máy tính bảng và các thiết bị di động, đồ điện tử khác vì chúng phát ra ánh sáng xanh kích thích não, làm bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.

Uống sữa tiểu đường trước khi đi ngủ là thói quen của nhiều bệnh nhân bị tiểu đường.

Trong thực tế điều trị, bác sĩ gặp rất nhiều người bệnh đang uống sữa tiểu đường có mức đường huyết tăng cao, sức khoẻ  bị suy giảm. Tại sao sữa dành cho người tiểu đường lại làm tăng đường huyết?

Sữa tiểu đường làm tăng hay giảm lượng đường glucose trong máu?

Uống sữa tiểu đường trước khi đi ngủ có nên không? Rất nhiều người, đặc biệt là người bệnh tiểu đường nghĩ rằng: sữa được uống thoải mái và nó sẽ giúp tăng dinh dưỡng cho sức khỏe người tiểu đường.

Tìm hiểu về carbohydrate trong lon sữa trên nhãn thành phần dinh dưỡng:

Chúng ta đều biết rằng carbohydrate chính là thành phần gây tăng đường huyết nhiều nhất. Cứ mỗi 15gram carbohydrate sẽ cung cấp 1 serving ( gọi là phần cho dễ hiểu) tinh bột.

Mỗi một bữa ăn, người tiểu đường, lớn tuổi, ít vận động chỉ nên ăn khoảng 2 serving (phần) tinh bột, tương đương với 1 chén cơm lưng.

Sữa tiểu đường làm tăng hay giảm lượng đường glucose trong máu? Sữa tiểu đường làm tăng hay giảm lượng đường glucose trong máu?

Bữa ăn thay thế dành cho người bệnh tiểu đường

Do vậy, người bệnh tiểu đường nếu uống sữa không đúng cách sẽ làm tăng đường huyết.

Sữa tiểu đường phải gọi là bữa ăn thay thế dành cho người tiểu đường. 

Các chuyên gia dinh dưỡng của các hãng sữa nổi tiếng như Nestle, Abbott sản xuất sữa là dành cho người bệnh tiểu đường ăn uống kém hay khi nằm viện không ăn uống được.

Và mỗi ly sữa các chuyên gia cũng đã tính đủ năng lượng, tỉ lệ các thành phần đủ thay thế 1 bữa ăn. Cho nên nếu uống 3 ly sữa tiểu đường mỗi ngày sẽ thay thế hoàn toàn 3 bữa ăn.

 Hướng dẫn cách uống sữa tiểu đường

  • Nếu người bệnh nhân không ăn uống được, có thể thay bữa ăn bằng 1 ly sữa tiểu đường, như đã nói ở trên.
  • Người bệnh không có nguy cơ hạ đường huyết thì không nên uống sữa vào buổi tối trước khi ngủ, vì cả đêm cơ thể của chúng ta không vận động, nếu uống sữa nhiều vào ban đêm đưa đến tích trữ năng lượng, rất dễ gây tăng cân và tăng đường huyết buổi sáng.
  • Chỉ uống sữa tiểu đường trước khi đi ngủ trong một số trường hợp có khả năng bị hạ đường huyết vào buổi tối, và khi đó phải có sự hướng dẫn của bác sỹ.
  • Nếu người bệnh nhân ăn uống kém, cần uống thêm sữa để đảm bảo dinh dưỡng: nên uống 1/2 ly sữa tiểu đường vào giữa 2 bữa ăn sáng và trưa hay giữa buổi trưa và buổi ăn chiều.
  • Tuyệt đối không nên uống sữa ngay sau khi ăn (ở nước ta, uống sữa sau ăn sáng rất thường gặp), vì khi đó người bệnh đã nâng tinh bột cho bữa ăn sáng lên gấp đôi, điều này sẽ làm tăng lượng đường huyết sau ăn.

 Hướng dẫn cách uống sữa tiểu đường Hướng dẫn cách uống sữa tiểu đường

Hy vọng qua bài viết này người bệnh tiểu đường đã hiểu được có nên uống sữa tiểu đường trước khi đi ngủ và biết cách uống sữa đúng cách. Còn điều gì cần thắc mắc hãy liên hệ với Thoái Linh Đường qua số hotline 0243 389 9889 để được tư vấn sớm nhất.

>> Xem thêm: người bình thường uống sữa tiểu đường được không