Tiểu đường thai kỳ ăn gạo lứt được không?

Tinh bột là nguyên nhân gây ra tăng đường huyết, nhưng nó cũng là thành phần không thể thiếu để tạo ra năng lượng cho cơ thể. Vậy đối với gạo lứt thì sao? mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ ăn gạo lứt được không?

Trong số tất cả các loại thực phẩm có chứa tinh bột, thì gạo trắng được xếp vào loại có hàm lượng tinh bột và tỷ lệ đường cực cao, dễ gây tăng đường huyết sau ăn, chính vì vậy loại thực phẩm này được đưa vào danh sách “ thực phẩm” nguy hiểm cho người bệnh tiểu đường. Tuy rằng, nó có thể gây cho đường huyết tăng, nhưng nếu bệnh nhân vì điều này mà kiêng hoàn toàn cơm trắng cũng như tinh bột thì đây cũng là một quan niệm sai lầm có thể dẫn đến hệ lụy sức khỏe khác. 

Gạo lứt, còn có tên gọi khác là gạo rằn, gạo lật là loại gạo chỉ được xay bỏ vỏ trấu, chưa được xát bỏ lớp cám gạo. Gạo lứt chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là các nguyên tố vi lượng. Thành phần dinh dưỡng chủ yếu của gạo lứt bao gồm các chất như: Chất xơ, protein, mangan, thiamine, niacin, axit pantothenic (B5), pyridoxine (B6), đồng, selen, magie, photpho, kẽm, carbs, chất béo. Bên cạnh đó, gạo lứt còn là một nguồn cung cấp hàm lượng riboflavin, sắt, kali và folate dồi dào

Tiểu đường thai kỳ ăn gạo lứt được không?

Khi phụ nữ bước vào giai đoạn mang thai, chị em có thể mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ do sự thay đổi của nồng độ hormone cũng như cân nặng. Lúc này, chế độ dinh dưỡng hàng ngày đóng vai trò rất quan trọng quyết định tình trạng bệnh của bạn cũng như sức khỏe của thai nhi.

Gạo lứt được đánh giá là loại thực phẩm lành mạnh dành cho các bệnh nhân tiểu đường, bao gồm cả tiểu đường thai kỳ. Nó có chứa các thành phần dinh dưỡng cần thiết để cơ thể khỏe mạnh gồm chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin nhóm B, khoáng chất như đồng, magie, kẽm…

Trong gạo lứt chỉ số đường huyết GI là 68, do đó nó được xếp vào loại thực phẩm có chỉ số đường huyết trung bình. So với gạo trắng hay các loại bánh mì trắng, khoai tây có chỉ số đường huyết lớn hơn 70, thì nó phù hợp hơn để sử dụng cho bệnh nhân tiểu đường thai kỳ.

Với việc chỉ loại bỏ phần vỏ bên ngoài và để loại phần cám bên trong, cũng như mầm dinh dưỡng, mà gạo lứt vẫn giữ được các chất dinh dưỡng mà gạo trắng thiếu như vitamin, khoáng chất.

Tuy rằng, lợi ích dinh dưỡng mà gạo lứt đem lại đối với các bệnh nhân tiểu đường nói chung và tiểu đường thai kỳ nói riêng là rất lớn nhưng nếu trong quá trình bảo quản không đúng cách và chế biến không phù hợp, thì nó cũng sẽ không phát huy được kết quả tốt. Dưới đây là một số lưu ý giúp bạn biết cách bảo quản và chế biến gạo lứt sao cho ăn vừa ngon miệng, vừa đem lại giá trị dinh dưỡng cao:

  • Bạn cần ngâm gạo lứt trước khi chế biến và cần nấu lâu hơn bình thường bởi gạo lứt cứng hơn gạo trắng 
  • Bạn cũng không nên vo gạo kỹ vì điều này sẽ làm mất đi thành phần dinh dưỡng có trong nó.
  • Chỉ nên sử dụng gạo trong vòng 4-5 tháng, không nên để quá lâu sẽ có mùi hôi và  không giữ được đủ dưỡng chất cần thiết.
  • Bạn cần được địa chỉ mua gạo sạch, không bị nhiễm hóa chất hay chất bảo quản, có như vậy thì nó mới là thực phẩm thật sự tốt cho sức khỏe.
  • Mỗi tuần chỉ nên sử dụng gạo lứt 2-3 lần mỗi tuần, không nên quá lạm dụng cũng không tốt cho sức khỏe
  • Đối với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ chỉ nên ăn một bữa gạo lứt trong 1 ngày và cần phải tính toán khẩu phần ăn cho phù hợp vì dù sao trong gạo lứt vẫn chứa một hàm lượng tinh bột nhất định.
  • Gạo lứt chỉ là thực phẩm giúp hỗ trợ kiểm soát bệnh tiểu đường chứ nó không có công dụng chữa bệnh tiểu đường.