Sữa là một trong số các thức uống cung cấp nhiều dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường. Hiện nay, trên thị trường có nhiều loại sữa với công thức với cấu tạo khác nhau, đem lại những giá trị dinh dưỡng và hiệu quả khác nhau. Vậy bệnh nhân tiểu đường uống được không? người tiểu đường uống sữa gì? Cùng tìm hiểu ngay các thông tin hữu ích và chi tiết nhất trong bài viết sau đây nhé.

Người tiểu đường uống sữa được không?

Hiện nay, nhiều quan điểm cho rằng bệnh nhân mắc tiểu đường không nên uống sữa vì sữa có thể làm tăng chỉ số đường huyết nhanh chóng. Tuy nhiên, quan điểm này là không chính xác bởi thực tế, sữa là đồ uống tốt cho người tiểu đường, không chỉ cung cấp dinh dưỡng, sữa còn đem lại rất nhiều tác dụng như:

  • Hỗ trợ kiểm soát đường huyết.
  • Tăng cường đề kháng cho người tiểu đường.
  • Giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng của bệnh tiểu đường (Tốt cho tim mạch, giảm nguy cơ loãng xương và ổn định huyết áp).
  • Hạn chế mệt mỏi, căng thẳng cho người tiểu đường.

Người tiểu đường uống sữa được không? Người tiểu đường uống sữa được không?

Trung bình mỗi ngày người tiểu đường có thể uống từ 2 – 3 ly sữa (180 ml). Tuy nhiên, lượng sữa sử dụng ở mỗi người bệnh là khác nhau. Vì vây, người tiểu đường có thể kiểm tra đường huyết tại nhà trước và sau khi uống sữa 30 phút để điều chỉnh lượng sữa phù hợp.

Tuy nhiên, với sự phong phú và đa dạng về các loại sữa hiện nay, người bệnh tiểu đường cần lựa chọn loại các sữa phù hợp với tình trạng sức khỏe, dựa theo hướng dẫn từ các bác sĩ hay chuyên gia dinh dưỡng. Tiếp theo cùng tìm hiểu người tiểu đường uống được sữa gì tốt cho sức khỏe nhé!

>> Tham khảo: sữa không đường người tiểu đường uống được không

Tiêu chí lựa chọn sữa cho người tiểu đường

Trước khi trả lời người tiểu đường uống sữa gì thì có một số tiêu chí giúp bạn lựa chọn sữa phù hợp cho người tiểu đường bao gồm:

  • Lựa chọn sữa có chỉ số đường huyết (GL) thấp: Người bệnh tiểu đường nên lựa chọn sữa có chỉ số đường huyết ≤ 55 để giúp hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả.
  • Chọn sữa không đường, ít ngọt, tách béo: Những loại sữa không đường, ít ngọt sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ làm tăng chỉ số đường huyết của người bệnh sau khi sử dụng. Bên cạnh đó, việc sử dụng các loại sữa ít chất béo, tách béo sẽ giảm thiểu được nguy cơ mắc các biến chứng trên tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường.
  • Dùng sữa phù hợp với thể trạng: Người mắc bệnh tiểu đường, thường mắc kèm thêm một số bệnh lý nền khác hoặc một số triệu chứng bệnh khác. Vì vậy, dựa vào tình trạng sức khỏe của từng người bệnh để lựa chọn ra loại sữa có thêm tác dụng hỗ trợ phù hợp như: cải thiện giấc ngủ, chống loãng xương, hợp thể trạng…
  • Lựa chọn sữa có nguồn gốc thực vật: Các sữa có nguồn gốc từ thực vật có tác dụng hỗ trợ điều hòa huyết áp cho người bệnh tiểu đường. Vì vậy, thay vì chỉ dùng sữa bột, sữa tươi không đường, sữa công thức chuyên dụng cho người tiểu đường thì có thể dùng sữa đậu nành hay sữa hạnh nhân… như một lựa chọn thay thế.

Sữa đậu nành không đường

Tiểu đường uống sữa nào thì sữa đậu nành không đường là giải pháp đầu tiên với những lợi ích của sữa đậu nành đối với bệnh nhân tiểu đường:

  • Sữa đậu nành có chỉ số GI là 30, rất thích hợp sử dụng cho người tiểu đường.
  • Giảm lượng đường trong máu: Cellulose và tinh chất Isoflavone có trong sữa đậu nành giúp giảm đường máu và ngăn ngừa sự hấp thu đường vào máu.
  • Giảm nguy cơ mắc biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường: Protein có trong sữa đậu nành là thành phần giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch hiệu quả trên người bệnh tiểu đường.
  • Giảm mỡ máu ở người tiểu đường: Một số vi chất trong sữa đậu nành có công dụng giúp phân hủy lượng mỡ thừa trong máu. Vì vậy, giúp kiểm soát tình trạng mỡ máu ở bệnh nhân tiểu đường.
  • Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho người bệnh tiểu đường: Trong sữa đậu nành có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp nâng cao sức khỏe và sức đề kháng cho người bệnh tiểu đường như: Protein, vitamin A, B, E, sắt, canxi, magie…
  • Không gây dị ứng Lactose: Một số người bệnh tiểu đường sẽ gặp tình trạng dị ứng lactose khi uống sữa và bị tăng lượng đường máu. Tuy nhiên, sữa đậu nành lại không hề chứa đường lactose. Vì vậy, đây là lựa chọn rất phù hợp cho người tiểu đường.

Liều lượng: Bệnh nhân tiểu đường có thể uống từ 2-3 cốc sữa đậu nành mỗi ngày (500 ml).

Cách làm: Bạn có thể mua sữa đậu nành đã chế biến sẵn hoặc có thể tự pha chế theo cách sau:

  • Bước 1: Ngâm 200g đậu nành trong nước từ 8 – 10h, sau đó rửa sạch và để ráo.
  • Bước 2: Xay đậu nành với nước từng ít một cho đến khi nát hết đậu.
  • Bước 3: Nấu đậu nành đã xay cho đến khi nóng tay sau đó tắt bếp và để nguộc trong 15 – 30 phút.
  • Bước 4: Vắt phần đậu nành đã được nấu để lọc lấy nước.
  • Bước 5: Nấu nước đậu nành vắt được cùng lá dứa cho đến khi sôi, điều chỉnh nhỏ lửa và tiếp tục đun trong vòng 20 phút thì tắt bếp, vớt bọt và xác lá dứa.
  • Bước 6: Sử dụng trực tiếp hoặc bảo quản ở trong tủ lạnh.

Sữa hạnh nhân không đường

Sữa hạnh nhân cũng giúp bạn giải quyết việc người bệnh tiểu đường uống sữa gì với những lợi ích của sữa hạnh nhân với người bệnh tiểu đường:

  • Sữa hạnh nhân có chỉ số đường huyết (GI) là 30 và được coi là nhóm sữa có chỉ số GI thấp.
  • Thuộc danh sách câu trả lời cho việc người tiểu đường uống được sữa gì, trong 100g sữa hạnh nhân có chứa khoảng 0.5-1 g chất xơ giúp hormone chuyển hóa đường hoạt động được hiệu quả hơn. Từ đó, giúp cải thiện lượng đường huyết cho bệnh nhân. Ngoài ra, chất xơ giúp làm giảm hàm lượng mỡ xấu trong cơ thể và làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch.
  • Lượng vitamin E được bổ sung trong sữa hạnh nhân đã được chứng minh là có tác dụng kích thích hoạt động của hormone chuyển hóa đường. Vì vậy nó giúp hỗ trợ kiểm soát đường máu hiệu quả hơn.

Liều lượng: 200 – 250 ml x 2 – 3 lần/ngày, không dùng quá một lít sữa/ngày.

Cách pha: Với sữa hạnh nhân, có thể mua sữa được chế biến sẵn hoặc có thể tự làm theo các bước sau:

  • Bước 1: Ngâm khoảng 100 – 120 g hạnh nhân trong nước lọc ít nhất 8 tiếng.
  • Bước 2: Xay kĩ hạnh nhân đã được ngâm cùng một ít nước lọc.
  • Bước 3: Lọc lấy nước hạnh nhân đã được xay ra qua rây lọc hoặc túi lọc.
  • Bước 4: Nấu sôi sữa đã được lọc trong vòng 15 phút, sau đó tắt bếp, đợi nguội và thưởng thức. Có thể bảo quản sữa hạnh nhân trong tủ lạnh khoảng hai ngày để sử dụng.

Sữa hạt lanh không đường

Người bệnh tiểu đường nên uống sữa gì? – Sữa hạt lạnh cũng là một lựa chọn tốt với 2 lợi ích này, cụ thể:

  • Giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả: Theo nghiên cứu được thực hiện tại khoa dinh dưỡng của đại học New Hampshire (Hoa Kỳ) cho kết quả rằng chất Lignan có trong hạt lanh giúp cho cơ thể kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
  • Trong 100 g sữa hạt lanh có chứa 1.5 g chất xơ và 100 mg omega 3 nên rất tốt cho hệ tiêu hóa. Đồng thời 2 chất này cùng tham gia vào quá trình giúp cơ thể giảm nồng độ cholesterol và giảm biến chứng tiểu đường.

Người tiểu đường uống sữa gì Người tiểu đường uống sữa gì

Liều lượng: Mỗi ngày người bệnh tiểu đường có thể uống từ 300 – 500 ml sữa hạt lanh.

Cách pha chế:

  • Bước 1: Đem rang 200 g hạt lanh.
  • Bước 2: Đem xay nhuyễn hạt lanh đã rang cùng với nước.
  • Bước 3: Lọc lấy phần sữa mịn ra và sử dụng trực tiếp. Lượng sữa còn lại có thể bảo quản ở trong tủ lạnh từ 2-3 ngày.

Sữa óc chó không đường

Lợi ích của sữa gạo với người bệnh tiểu đường

  • Sữa óc chó có chỉ số GI khá thấp (15) vì vậy nó không làm tăng đường huyết của bệnh nhân sau khi sử dụng và còn hỗ trợ kiểm soát đường huyết hiệu quả. Vì vậy đây cũng là một giải pháp cho việc tiểu đường uống được sữa gì.
  • Sữa óc chó giúp tăng lượng insulin có tác dụng giúp hạ đường máu.
  • 1.1 g chất xơ có trong 100 g sữa óc chó không chỉ giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường tiêu hóa mà còn có tác dụng làm hạn chế hấp thu glucose, hỗ trợ kiểm soát đường huyết của bệnh nhân tiểu đường.
  • Nhờ lượng axit béo omega 3 dồi dào trong hạt óc chó giúp làm tăng cholesterol tốt và giảm đáng kể các cholesterol xấu. Nhờ đó, giúp giảm thiểu nguy cơ mắc các biến chứng trên bệnh nhân tiểu đường.

Liều lượng: Mỗi ngày người tiểu đường chỉ nên uống tối đa 2 cốc sữa óc chó.

Cách pha:

  • Bước 1: Ngâm 250 g hạt óc chó đã tách vỏ ra trong 6 – 8h, sau đó vớt ra và để ráo.
  • Bước 2: Xay nhuyễn hạt óc chó đã được ngâm cùng với nước.
  • Bước 3: Lọc qua rây lọc hoặc túi lọc, rồi bỏ bã.
  • Bước 4: Đun sôi sữa thu được, rồi đun nhỏ lửa và khuấy đều trong vòng 2-3 phút rồi tắt bếp.
  • Bước 5: Sử dụng sữa óc cho trực tiếp hoặc bảo quản trong tủ lạnh.

Sữa bột chuyên biệt cho người tiểu đường Glu sure

Trả lời cho câu hỏi người tiểu đường uống sữa gì thì sữa Glu sure mang lại những lợi ích rõ ràng như:

  • Giúp kiểm soát đường huyết ổn định
  • Giúp tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân tiểu đường.
  • Chứa chất béo MUFA và PUFA tốt cho hệ tim mạch, giảm biến chứng tiểu đường.
  • Công thức không chứa đường Lactose, vì vậy phù hợp cho người bệnh tiểu đường không dung nạp được đường Lactose.

Sữa bột chuyên biệt cho người tiểu đường Glu sure Sữa bột chuyên biệt cho người tiểu đường Glu sure

Liều lượng: Mỗi ngày uống 2-3 ly sữa (210 ml) để tốt cho sức khỏe.

Cách pha:

  • Cho từ từ 45 g Glu sure (5 muỗng gạt) vào 180 ml nước đun sôi để ấm khoảng 45 – 50°C.
  • Khuấy đều được khoảng 210 ml. Hỗn hợp sau khi pha sử dụng hết trong vòng 1 giờ.

>> Xem thêm: thực đơn tăng cân cho người tiểu đường