Tiểu đường là một căn bệnh mãn tính mang đến những biến chứng, rủi ro lớn cho người bệnh. Tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường đang tăng mạnh song song với bệnh béo phì. Tính đến năm 2019, có khoảng 463 triệu người được chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường (90% trong đó là tiểu đường type 2) vượt xa con số 30 triệu người vào năm 1985. Và tỉ lệ này cũng đang biểu hiện ngày một rõ ràng ở Việt Nam với 3,5 triệu người (số liệu năm 2017). Do tính phổ biến của nó nên ngày nay nổi lên rất nhiều cách điều trị hiệu quả cho căn bệnh. Vậy căn bệnh này có thể được điều trị một cách triệt để?

1. Bệnh tiểu đường type 2 là gì?

Khác với tiểu đường loại 1 (chủ yếu xảy ra ở trẻ em và chiếm tỉ lệ 10% người mắc bệnh tiểu đường) thì tiểu đường loại 2 (chiếm 90%) đặc biệt phổ biến ở lứa tuổi trung niên (> 40 tuổi) hoặc một số trẻ em mắc bệnh béo phì.

Ở tiểu đường tuýp 1, tuyến tụy không thể tiết ra insulin. Đối với bệnh tiểu đường tuýp 2, tuyến tụy vẫn hoạt động như bình thường, nhưng do một nguyên nhân nào đó các tế bào không thể sử dụng đường trong máu làm nguồn năng lượng. Điều này sẽ dẫn đến lượng đường trong máu tăng cao và có thể gây tổn thương đến cơ thể bạn.Lâu dần sẽ là những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tiểu đường.

2. Nguyên nhân, dấu hiệu bệnh tiểu đường type 2

Các nhà nghiên cứu vẫn chưa có câu trả lời cho câu hỏi tại sao người bị bệnh tiểu đường tuýp 2 trở nên ‘đề kháng’ với insulin còn người bình thường thì không. Nhưng có lẽ đa phần mọi người đều tin rằng lối sống không chịu vận động và cơ thể thừa cân chính là nhân tố chính phát triển nên bệnh tiểu đường. Một số nguyên nhân đến từ di truyền và môi trường sống của người bệnh cũng ảnh hưởng không nhỏ. Hay các trường hợp sử dụng liều lượng thuốc kháng sinh bừa bãi cũng có thể phát triển căn bệnh.

Ở giai đoạn đầu của tiểu đường tuýp 2, nhiều người có thể không cảm nhận được triệu chứng. Tuy nhiên những triệu chứng này là hiện hữu và cần phải được quan sát cẩn thận, kỹ lưỡng. Một vài triệu chứng phổ biến như:

  • Cực kỳ khát nước
  • Tiểu nhiều lần (đặc biệt vào ban đêm)
  • Hay đói và ăn nhiều hơn   
  • Mệt mỏi
  • Giảm thị lực

>>>Xem ngay: Các biến chứng nguy hiểm của tiểu đường gây ra hiện nay?

3. Cách phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2

Nhìn chung hiện nay vẫn chưa có loại vắc xin nào cho việc phòng tránh bệnh tiểu đường type 2. Nhưng không phải là không có những phương pháp để giảm nguy cơ mắc bệnh. Phương pháp này được gói gọn lại trong một câu: ‘Thiết lập và duy trì một lối sống lành mạnh’. Đó là: chế độ ăn hợp lý; thể dục thường xuyên; giảm cân hiệu quả; hạn chế sử dụng rượu bia, thuốc lá, chất kích thích; kiểm tra huyết áp, cholesterol và máu thường xuyên. Đặc biệt cần phải tìm hiểu và hiểu rõ những dấu hiệu của tiểu đường loại 2 để có được những liệu pháp điều trị kịp thời nhất, tránh về lâu về dài mang thêm nhiều rủi ro.

4. Điều trị, chăm sóc bệnh nhân tiểu đường type 2

Một tin buồn đối với những ai mắc phải bệnh đái tháo đường tuýp 2 là hiện nay các nhà nghiên cứu vẫn chưa thể tìm ra được cách chữa trị triệt để cho căn bệnh. Thế nhưng với công nghệ khoa học vượt bậc như hiện nay, người bệnh không khó để tim ra cho mình những ‘phương thuốc tạm thời’ giúp họ duy trì ổn định cuộc sống. Và vì thế, bệnh nhân cần phải tuân thủ nguyên tắc và làm theo những sự chỉ dẫn trong phác đồ điều trị của bác sỹ. Sau đây là một số điều trị phổ biến

4.1 Chế độ dinh dưỡng và thời gian cho bữa ăn

Chế độ ăn quyết định phần lớn sự hiệu quả của phác đồ điều trị. Người bệnh cần phải tuân thủ và thiết lập một khẩu phần ăn cho mỗi ngày. Điều này sẽ giúp người bệnh kiểm soát ổn định lượng đường trong máu, cân nặng cơ thể cũng như một vài chứng bệnh khác có thể đi kèm. Những loại thực phẩm người bệnh tiểu đường type 2 có thể tiêu thụ:        

Rau và hoa quả

Mắc tiểu đường không đồng nghĩa với việc bạn không được ăn rau và hoa quả. Bời rau, hoa quả bản chất là những thực vật ít calo, giàu khoáng sản, vitamin và chất xơ. Nên ăn đa dạng các loại hoa quả với màu sắc đậm vì chúng có giá trị dinh dưỡng cao. Nếu bạn được khuyên rằng nên cố gắng hạn chế lượng carbohydrate trong bữa ăn hàng ngày thì bạn cũng cần phải cân nhắc đến việc bổ sung rau và hoa quả trong chế độ dinh dưỡng khi mà lượng carbohydrate trong chúng là tương đối thấp. Bên cạnh đó, rau và hoa quả còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Bảo vệ bạn khỏi những nguy cơ mắc bệnh tim, đột quỵ, ung thư...

Thực phẩm chứa tinh bột

Khoai tây, cơm, bánh mì,… cũng là một lựa chọn đáng cân nhắc cho bữa ăn hàng ngày của người mắc bệnh tiểu đường. Chúng đều chứa nhiều carbohydrate giúp phân tách đường và được cung cấp đến tế bào như là nguyên liệu. Tuy nhiên, người bệnh nên có một chế độ ăn vừa phải với thực phẩm này.

Thực phẩm giàu protein

Những thực phẩm như trứng, đậu, lạc, thịt, cá,… đều là những đồ ăn giàu chất đạm giữ cho các cơ được khỏe mạnh và tránh tăng cân. Ngoài ra, dầu cá, cá hồi cũng là một lựa chọn hợp lý cho vấn đề tim mạch. Chúng giúp bảo vệ tim tránh khỏi những nguy cơ khởi phát từ bệnh tiểu đường.

Thực phẩm làm từ bơ sữa

Sữa, mật ong, sữa chua,… chứa nhiều protein cũng như can-xi tốt cho xương, răng và cơ bắp. Tuy nhiên, một số thực phẩm bơ sữa ngày nay đã bổ sung thêm nhiều chất béo. Vì vậy mà người bệnh cần phải chú ý xem xét bao bì đặc biệt là lượng đường và chất béo chứa trong sản phẩm trước khi tiêu thụ chúng.

Lưu ý:

Ngoài những thực phẩm được kể trên thì người mắc bệnh tiểu đường type 2 cần đặc biệt lưu tâm những loại thực phẩm nên hạn chế trong dinh dưỡng hàng ngày như một số đồ ăn, đồ uống chứa nhiều chất béo, muối và đường. Như đã biết, những thực phẩm này rất có hại đối với lượng cholesterol và tim mạch và dẫn đến những nguy cơ đáng quan ngại cho người bị bệnh tiểu đường

>>>Xem thêm: Top 10 dòng sữa tiểu đường được ưa chuộng nhất hiện nay

4.2 Tập thể dục thể thao thường xuyên

Bất kỳ ai cũng nên tập thể dục để giữ cho mình một cơ thể dẻo dai, giảm nguy cơ mắc bệnh. Người bị bệnh tiểu đường loại 2 cũng không phải ngoại lệ. Chọn một số hoạt động như: đi bộ, chạy, bơi, đạp xe, bóng rổ… cho ít nhất 30-60 phút hàng ngày, người bệnh sẽ cảm thấy tình trạng bệnh cải thiện rõ rệt. Vì hãy nhớ rằng, hoạt động thể chất làm giảm lượng đường máu cũng như là một phương pháp giảm cân hiệu quả

Một bài tập aerobic 30 phút mỗi ngày có thể làm giảm các vấn đề về tim mạch. Không những vậy mà nguy cơ tử vong cũng ít đe dọa hơn cho người mắc tiểu đường tuýp 2 . Bài tập này sẽ làm giảm áp suất máu và đặc biệt là làm yếu đi những kháng thể insulin giúp cho tế bào hấp thụ tốt hơn lượng đường cần thiết nuôi sống cơ thể.

4.3 Thuốc điều trị

Đa phần người mắc tiểu đường loại 2 có thể đạt được một số kết quả tích cực với chỉ số lượng đường trong máu thông qua chế độ ăn và thể dục hợp lý. Nhưng một số người trong số đó vẫn cần có thêm những loại thuốc đặc trị riêng cho tiểu đường. Lựa chọn thuốc nào là tốt nhất còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Chúng bao gồm cả chỉ số đường máu hay những vấn đề sức khỏe khác mà người bệnh mắc phải. Và vì thế cần phải có được sự hướng dẫn và kê đơn của bác sỹ. Trong từng trường hợp, bác sỹ có thể kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau trong một toa đơn để giúp người bệnh kiểm soát tốt lượng đường theo tình trạng bệnh.

Dưới đây là một số loại thuốc điều trị phổ biến:

  • Metformin: Như là một phương thuốc đầu tiên cho tiểu đường loại 2 làm giảm glucose trong gan và cải thiện tình trạng phản ứng insulin của cơ thể
  • Meglitinides: Loại thuốc này làm kích thích tuyến tụy sản sinh thêm insulin
  • DPP-4 inhibitors: Giúp làm giảm lượng glucose trong máu
  • Tiêm Insulin: Như một biện pháp hiệu quả đã được kiểm định và sử dụng rộng rãi

Kết luận:

Vậy có cách nào điều trị triệt để cho bệnh tiểu đường type 2 không? Đáng buồn là hiện nay vẫn chưa có một phương pháp nào có thể chữa trị dứt điểm căn bệnh này.

Khi mắc bệnh tiểu dường, người bệnh luôn trong tình trạng sức khỏe không ổn định. họ luôn tìm các phương pháp điều trị giúp duy trì trạng thái dễ chịu nhất. Bởi vì thế mà ngày càng phổ biến các loại “thần dược” giúp điều trị triệt để căn bệnh. Nhiều người đã không mảy may nghi ngờ mà bỏ tiền ra mua cho mình loại “thần dược’ này. Để rồi kết quả không mong muốn dẫn đến trường hợp tiền mất tật mang khiến không ít người hoang mang, không tìm được cho mình phương pháp chữa trị.

Hiểu được điều này, các nhà nghiên cứu đến từ New Zealand đã phát triển ra một dòng sữa mang tên “Glu Sure” có tác dụng ổn định đường huyết, tốt cho tim mạch đối với người mắc bệnh tiểu đường. Để hiểu rõ hơn thông tin của sản phẩm, bạn có thể click vào đây