Người bị tiểu đường uống bia rượu có được không?

Do tính chất công việc mà nhiều khi bạn vẫn phải sử dụng bia rượu, vậy tiểu đường uống bia được không, có ảnh hưởng gì không? 

Bia rượu có tác động như nào đến đường máu

Bia rượu hay đồ uống chứa cồn được xếp vào nhóm thuốc an thần, bởi bia rượu có tác động gây suy yếu hệ thống thần kinh trung ương, và các cơ quan đều bị tác động bởi chất kích thích từ bia.. Sau khi được dung nạp vào cơ thể, nó sẽ được hấp thụ nhanh chóng qua dạ dày, ruột non và thấm vào máu.

Đối với sức khỏe của người bình thường, gan có thể phân hủy khoảng một cốc bia trong một giờ. Lượng cồn còn dư thừa sẽ lan ra khắp cơ thể. Hàm lượng cồn không được phân hủy bởi gan sẽ được đào thải bởi phổi, thận và da qua đường nước tiểu và mồ hôi.

Tác hại mà bia rượu đem lại cho cơ thể phụ thuộc vào lượng tiêu thụ. Với lượng ít, bia có thể được coi như một chất kích thích, làm cho bạn có cảm giác ngon miệng hơn, vui vẻ hơn. Tuy nhiên, khi bạn dung nạp quá nhiều, sẽ khiến cơ thể chịu tổn thương nghiêm trọng. 

Bị tiểu đường uống bia được không?

Rượu bia khi được sử dụng nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe, đặc biệt đối với những người bị tiểu đường. Tuy nhiên điều này cũng không có nghĩa là bạn hoàn toàn phải kiêng triệt để uống bia khi đã đã mắc tiểu đường. Điều quan trọng ở đây là nên uống như nào và uống bao nhiêu là đủ:

Một số lưu ý cho người bệnh khi sử dụng rượu bia

  • Để đảm bảo chắc chắn bạn hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ điều trị để biết có được sử dụng bia không và nếu được thì lượng rượu bia phù hợp là bao nhiêu. Tùy vào từng trình trạng bệnh lý cụ thể của mỗi người mà bác sĩ sẽ đưa cho bạn lời khuyên phù hợp.
  • Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng rượu bia, bạn nên kiểm tra hàm lượng đường máu trước và 24 giờ sau khi uống. Bên cạnh đó cũng nên kiểm tra đường máu lúc trước khi đi ngủ để đảm bảo chúng ổn định.

  • Các hướng dẫn hiện tại khuyến nghị bạn không được sử dụng quá 570 ml bia mỗi ngày cho cả nam và nữ. Tương đương: 200 ml rượu, 60 ml rượu mạnh, 120 ml rượu vang, 750 ml bia ít cồn (ít hơn 3% cồn). 
  • Những loại đồ uống hỗn hợp và cocktail thường chứa rất nhiều đường và calo, sẽ làm chỉ số đường huyết tăng vọt, những người bệnh tiểu đường nên tránh xa loại đồ uống này.
  • Không được sử dụng bia rượu vào lúc đói: Thực phẩm có tác dụng làm chậm tốc độ hấp thụ bia vào máu. Ngoài ra, các triệu chứng hạ đường huyết rất có thể đột nhiên xuất hiện, gây nguy hiểm nếu như trong dạ dày của bạn không có đồ ăn trước đó. Nếu muốn uống bia, bạn hãy ăn nhẹ những thức ăn có chứa carbohydrate.
  • Hãy sử dụng ít một, không nên ăn quá nhiều trong một lần
  • Nên tránh xa các loại bia nguyên chất thủ công, vì những thức uống này có hàm lượng cồn và calo cao gấp đôi so với các loại bia thông thường.
  • Không được sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường và bia cùng lúc. Nếu bạn đang tiêm insulin và sử dụng rượu bia trong ngày, thì cần phải đo chỉ số đường huyết trước khi đi ngủ; nếu kết quả cho chỉ số dưới 7 mmol/l thì cần phải ăn thêm thức ăn. Nếu như bạn không thử được, hãy sử dụng thêm đồ ăn có tinh bột để tránh nguy cơ hạ đường máu vào lúc nửa đêm.
  • Nếu bạn vừa làm việc nặng xong hoặc chơi thể thao mệt, phải ăn chút thực phẩm gì đó để lót dạ rồi mới được uống bia, việc này giúp cho tránh tụt đường huyết bất ngờ.
  • Đối với những trường hợp người bệnh tiểu đường có bị kèm bệnh gan, bệnh gout, bệnh mắt, bệnh thận, thì tuyệt đối không được sử dụng rượu bia.

Tiểu đường uống bia được không? Chắc hẳn bạn đã có câu trả lời cho mình rồi chứ?

>>Bệnh tiểu đường hạn chế ăn gì?