Gạo lứt là một trong những loại thức ăn được khuyến khích sử dụng cho người bệnh tiểu đường thay thế cho loại gạo trắng thông thường. Vậy ăn gạo lứt chữa bệnh tiểu đường hay không? Cùng đi tìm lời giải với bài viết sau đây:

Tất cả các loại gạo đều chứa hàm lượng tinh bột và đường tương đối cao. Khi được dung nạp vào cơ thể, chúng sẽ được chuyển hóa thành glucose và lưu thông trong máu. Do đó, bệnh nhân tiểu đường được khuyến cáo không nên ăn cơm trắng.

Điều này không có nghĩa là bạn phải loại bỏ hoàn toàn tinh bột ra khỏi khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Bởi tinh bột là nguồn năng lượng cần thiết nhất đối với các hoạt động của cơ thể, thiếu tinh bột khiến cho đường huyết giảm, điều này có thể dẫn đến biến chứng hôn mê nguy hiểm. 

ăn gạo lứt chữa bệnh tiểu đường

Trong gạo lứt chỉ số đường huyết GI ở mức trung bình là 68 ± 4, trên thang tính 100. Trong khi đó gạo trắng lại có chỉ số đường huyết là 73 lại chứa ít chất xơ và dưỡng chất hơn gạo lứt. chính vì vậy người bệnh tiểu đường được khuyến cáo nên sử dụng gạo lứt thay cho loại gạo thông thường.

Gạo lứt có chữa bệnh tiểu đường?

Một cuộc nghiên cứu được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa tiểu đường hàng đầu trên thế giới, về tác động của gạo lứt đối với bệnh tiểu đường. Nghiên cứu này được thực trên hơn 100 người và đem lại kết quả như sau:

  • Trong trường hợp những người có sức khỏe bình thường chưa mắc bệnh tiểu đường, nếu ăn gạo lứt thay gạo trắng trong bữa ăn hàng ngày có thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tới 20% so với người ăn gạo trắng
  • Đối với trường hợp người đã mắc bệnh tiểu đường, nếu sử dụng gạo lứt thay cơm trắng ở mức độ vừa phải, sẽ đem lại công dụng giúp ổn định đường huyết, ngăn ngừa biến chứng tiểu đường tới 24% so với người thường xuyên ăn cơm gạo trắng

Ngoài ra, còn rất nhiều những phản hồi từ những người sử dụng gạo lứt đối với tác động của bệnh tiểu đường như sau:

Chú Huỳnh Công Khanh (63 tuổi- sống tại thôn Gò Dép, Di Lăng, Quảng Ngãi) đã chia sẻ

” Tôi đã mắc bệnh tiểu đường 3 năm nay, lúc đầu mới phát hiện ra bệnh, tình trạng của tôi vẫn còn khá nhẹ, nên tôi không dùng thuốc Tây mà chỉ sử dụng thuốc Đông y kết hợp với chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày cho điều độ. Cách đây vài tháng,  tôi có tìm hiểu và biết đến thông tin ăn gạo lứt giúp trị bệnh, thấy tương đối dễ làm mà cũng khá hay nên tôi cũng kiên trì làm theo. Khi sử dụng gạo lứt được 2 tháng tôi có đi kiểm tra đường huyết thì thấy chỉ số đường của tôi đã giảm đi nhiều không còn cao như trước, cảm giác người cũng nhẹ nhõm hơn. Tôi dự định sẽ dùng gạo lứt lâu dài…”

Chị Bùi Phương Liên (Tri Tôn-An Giang) chia sẻ

“Tôi năm nay đã 57 tuổi nhưng bị tiểu đường được hơn chục năm nay rồi, đã mãn tính nên tôi bắt buộc phải dùng thuốc Tây thường xuyên. Năm ngoái vô tình đọc được trên mạng thấy người ta chia sẻ với nhau về thông tin ăn gạo lứt hỗ trợ điều trị cho người tiểu đường, tôi cũng thử và đã thấy hiệu quả.

Mỗi ngày vào buổi sáng tôi chỉ nấu nửa chén gạo lứt dùng trong cả ngày,  kết hợp với việc kiêng đồ dầu mỡ và đồ ngọt. Kiên trì như vậy trong vài tháng đầu tiên tôi thấy người khỏe hơn nhiều, chỉ số đường huyết cũng thấy giảm được ít, thế nên tôi quyết định dùng gạo lứt thay cho cơm trắng suốt từ đó đến giờ, thấy người khỏe hơn rất nhiều.

Những lưu ý khi sử dụng gạo lứt

  • Gạo lứt ăn rất cứng, nên bạn cần phải ngâm nước trước khi nấu và nấu trong thời gian lâu mới chín. Khi ăn bạn nên nhai kỹ, nhai nhiều lần ra nước mới nuốt, nếu không sẽ gây ra chứng khó tiêu.
  • Nên chọn địa điểm uy tín để mua gạo lứt tránh mua phải gạo không đảm bảo gây ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Mỗi tuần chỉ nên sử dụng từ 2 – 3 lần không nên dùng nhiều gây phản tác dụng.
  • Tuy gạo lứt rất tốt nhưng thành phần vẫn chứa tinh bột nên người bị tiểu đường khi ăn cần xem khẩu phần, nếu đã ăn gạo lứt trong bữa chính cần cắt bỏ tinh bột ở các thức ăn khác
  • Đây là thực phẩm giúp hỗ trợ điều trị bệnh chứ không phải thuốc chữa bệnh. Bạn có thể dùng kết hợp với các sản phẩm sữa tiểu đường giúp ổn định đường huyết hiệu quả.