Giải đáp: Người tiểu đường ăn bánh mì được không?

Bánh mì là món ăn được nhiều người sử dụng để làm bữa ăn sáng cho gia đình. Tuy nhiên nó lại được xếp vào nhóm đường bột, vậy tiểu đường ăn bánh mì được không? 

Tiểu đường ăn bánh mì được không?

Để trả lời được câu hỏi: bệnh tiểu đường ăn bánh mì được không? thì việc đầu tiên phải tìm hiểu đó là trong bánh mì có những thành phần gì. Thành phần chính của bánh mì chính là bột mì, lượng tinh bột trong mỗi loại bánh mì sẽ khác nhau, ngoài ra một số loại bánh còn có cả bơ.

Cụ thể, thành phần tinh bột có trong bánh mì trắng nhiều hơn các loại bánh mì hạt. Khi ăn loại bánh mì trắng này, bệnh nhân tiểu đường dễ mất kiểm soát đường huyết. Vì thế, bánh mì của bệnh nhân tiểu đường phải đặc biệt hơn, nên chọn loại bánh mì không được trộn thêm phụ gia. Bệnh nhân tiểu đường nên ăn các loại bánh mì hạt, chứa hàm lượng tinh bột thấp.

Tuy nhiên, trong trường hợp nếu bệnh nhân bị hạ đường huyết thì có thể sử dụng bánh mì lúc đó để tránh tình trạng tệ thêm.

Vậy người tiểu đường ăn bánh mì được không? Thì câu trả lời là: CÓ. Nhưng cần được kiểm soát lượng tinh bột nạp vào mỗi ngày, thông qua việc chọn những loại bánh mỳ phù hợp để để tránh nguy cơ tăng đường huyết quá mức an toàn. Các loại bánh mì có thành phần chứa nhiều tinh bột không tốt đối với người tiểu đường.

Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại bánh mì đen, bánh mì nguyên hạt, bánh mì ngũ cốc nguyên chất chưa qua tinh chế. Trong thành phần của những loại bánh này chứa ít tinh bột, nhiều chất xơ, không làm cho đường huyết bị tăng và hỗ trợ tiêu hóa cho người tiểu đường.

Tóm lại, đối với người bệnh đái tháo đường thì nên ăn các loại bánh mì chứa nhiều chất xơ, không nên sử dụng bánh mì trắng thông thường kết hợp cùng chế độ ăn uống khoa học, cân bằng.

Các loại bánh mì cho người tiểu đường

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại bánh mì có thể sử dụng cho người mắc tiểu đường. Bạn có thể cân nhắc một trong những loại được đề cập dưới đây:

Bánh mì sandwich nhiều loại hạt

Loại bánh mì chứa nhiều loại hạt hay multigrain chứa hàm lượng carbohydrate cực cao. Được biết, loại bánh mì này sẽ được làm từ nguyên liệu ngũ cốc nguyên hạt không qua tinh chế - đây là thành phần rất quan trọng, có thể làm giảm tác động của carbohydrate lên đường huyết.

Một số loại sử dụng được cho người bệnh tiểu đường như: yến mạch, diêm mạch, kiều mạch, cám, lúa mạch, lúa mì nguyên hạt, gạo nâu. Những loại bánh mỳ này chứa hàm lượng đường thấp, có nhiều ngũ cốc nguyên hạt còn có thể cung cấp 1 số chất dinh dưỡng khác như:  kẽm, vitamin E và protein.

Bánh mì không hạt

Nên chọn các loại bánh mì có công dụng hỗ trợ tốt cho người đái tháo đường, có thể là những loại có nguyên liệu không làm từ bột hay hạt. Bánh mì được làm từ hạt nảy mầm, không dùng bột là một nguồn giàu chất xơ. Loại bánh mì này vẫn có hàm lượng carbohydrate khá cao.

Bánh mì không hạt được làm từ các nguyên liệu chính như bột hạnh nhân, bột dừa và bột hạt lanh, đây cũng được coi là lựa chọn tốt cho người bệnh tiểu đường. Bạn có thể mua được loại bánh mì này tại các cửa hàng chuyên các sản phẩm có lợi cho sức khỏe. Vậy bạn đang thắc mắc bệnh tiểu đường ăn gì thay cơm? thì có thể chọn loại bánh mỳ này.

Bánh mì lúa mạch đen

Loại bánh mì lúa mạch đen có nguồn gốc được làm từ 100% lúa mạch đen tự nhiên. Loại bánh mì này có thành phần chất xơ cao gấp 4 lần so với các loại bánh mì trắng thông thường và chứa calo ít hơn 20%. Đây cũng là một sự lựa chọn phù hợp với người mắc bệnh tiểu đường đang thắc mắc tiểu đường ăn bánh mì có được không.

Bánh mì Ezekiel

Loại bánh mì này được bắt nguồn từ những loại ngũ cốc nguyên hạt, hạt kê và hạt đậu mang độ ngọt tự nhiên. Đây đều là những nguyên liệu có công dụng vô cùng tốt cho người bệnh tiểu đường. Không những thế, bánh mì Ezekiel lại cực kỳ giàu dinh dưỡng, chứa hàm lượng vitamin c-a cao, đây chính là điểm rất tốt cho sức khỏe của bệnh nhân đái tháo đường.

>> Bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn gì, mời bạn đọc tại đây: https://hangxin.com.vn/benh-tieu-duong-nen-an-nhung-gi-han-che-an-gi/