Sữa gạo tiểu đường

Sữa gạo là một sự lựa chọn tốt để thay thế các loại sữa khác trong khẩu phần ăn của gia đình. Tuy nhiên, người bệnh tiểu đường có uống được sữa gạo không? Cần nên lưu ý những điều sau trước khi sử dụng sữa gạo. Cùng tìm hiểu nhé!

Lợi ích của việc sử dụng sữa gạo?

♥ Không chứa lactose: Sữa gạo là sự thay thế tốt nhất cho những người dị ứng với protein có trong sữa bò (CMP – cow milk protein), hoặc là bị chứng không dung nạp lactose.

♥ Không chứa cholesterol: Trong một cốc sữa gạo chỉ chứa 1gr chất béo không bão hòa, vì vậy dùng sữa gạo rất an toàn cho những người gặp các bệnh về tim mạch, tiểu đường.

♥ Hàm lượng cao vitamin và khoáng chất: Nguyên liệu để làm sữa gạo là gạo lứt rất giàu vitamin B, do đó sử dụng sữa gạo cũng giúp cung cấp một lượng lớn vitamin B cho cơ thể, hỗ trợ hoạt động của của hệ thần kinh và quá trình trao đổi chất của cơ thể.

♥ Hỗ trợ giảm cân: Sữa gạo có chứa rất ít calorie, vì vậy nếu bạn đang trong quá trình giảm cân nhanh, có thể sử dụng sữa gạo trong khẩu phần ăn hàng ngày để tăng hiệu quả.

♥ Tăng cường hệ miễn dịch: sữa gạo có chứa hàm lượng cao các khoáng chất như selen, magie,… giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn và virus.

Người tiểu đường có uống sữa gạo được không?

Sữa gạo là loại sữa được giữ lại hoàn toàn các chất dinh dưỡng nguyên thuỷ có trong gạo, chính vì thế mà hàm lượng chất xơ giúp ổn định lại đường huyết.

Theo TS.BS. Lê Thanh Hải trong sữa gạo lứt còn chứa các hợp chất flavonoid có khả năng chống oxy hoá mạnh giúp chống viêm, giúp ngăn chặn các nguy hơn về tim mạch, trí não,...

Bên cạnh việc uống sữa gạo cho những người tiểu đường, thì các phụ nữ mang thai bị tiểu đường thai kỳ, khi uống sữa gạo lứt cũng giúp ổn định lại lượng đường huyết nhờ vào hàm lượng magie góp phần sản sinh ra insulin.

Sữa gạo không phù hợp với ai?

♦ Những người bị ứng protein gạo: Các nghiên cứu tiến hành tại Hàn Quốc cho thấy trong gạo chứa protein có thể gây dị ứng. Các nhà khoa học chỉ ra rằng việc ngâm gạo trong nhiều giờ và nấu ở 100 độ C với nhiều nước trong khoảng 1 giờ có thể làm giảm nguy cơ dị ứng. Bạn có thể sử dụng các phương thức này trong việc chế biến sữa gạo tại nhà.

♦ Những người mắc bệnh liên quan đến rối loạn insulin: sữa gạo chứa hàm lượng carbohydrate cao gấp 3 lần so với sữa bò hay sữa đậu nành, do đó không phù hợp với những người mắc bệnh tiểu đường hoặc muốn kiêng đường. Những ai mắc các bệnh liên quan đến rối loạn insulin nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng sữa gạo.

♦ Phụ nữ mang thai và trẻ em: Sữa gạo cung cấp ít canxi và protein hơn so với các loại sữa khác. Do đó sữa gạo không phù hợp với những người có nhu cầu canxi và protein cao. Thay vào đó nên tìm hiểu thêm một số loại sữa hay thuốc bổ sung canxi

Lưu ý:

♦ Hàm lượng arsenic trong gạo: Mặc dù theo công bố của FDA Hoa Kỳ, hàm lượng arsenic trong các sản phẩm từ gạo không đủ để gây ra những tác động đến sức khỏe trong ngắn hạn, tuy nhiên vẫn nên thận trọng trong liều lượng sử dụng. Hãy chắc chắn sữa gạo của bạn được làm từ gạo có nguồn gốc đáng tin cậy, tốt nhất hãy sử dụng gạo hữu cơ để chế biến sữa gạo cho gia đình.