Sữa đậu nành được coi là một thức uống dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe. Vậy người tiểu đường uống sữa đậu nành được không? Hãy theo dõi bài viết này để có câu trả lời và cách sử dụng sữa đậu nành phù hợp để góp phần mang lại lợi ích hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.
Tiểu đường uống sữa đậu nành được không?
Vốn được coi là một thức uống bổ dưỡng có nhiều lợi ích cho sức khoẻ, sữa đậu nành hoàn toàn có thể sử dụng cho người tiểu đường. Với chỉ số đường huyết thấp GI là 30, sữa đậu nành giúp kiểm soát lượng đường huyết và không làm tăng đường máu đột ngột sau khi ăn.
Không chỉ vậy, thức uống này còn chứa các chất dinh dưỡng khác có lợi cho sức khỏe người tiểu đường.
Cụ thể các chất dinh dưỡng có trong 100g sữa đậu nành bao gồm:
- Lượng calo: 54
- Chất đạm: 3,27 g
- Carb: 6,28 g
- Chất béo: 1,75 g
- Nước: 88,05 g
- Canxi :25 mg
- Magiê: 25 mg
- Đồng: 0,128 mg
- Kali: 118 mg
- Selen: 4,8 mg
- Mangan: 0,223 mg
- Natri: 51 mg
- Phốt pho: 52 mg
- Kẽm: 0,12 mg
- Choline: 23,6 mg
- Và rất nhiều các vitamin A, E, B1-B6, canxi, magie,…
Ngoài ra, sữa đậu nành là một thực phẩm có nguồn gốc thực vật nên nó có chứa isoflavones và có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh tiểu đường. Bởi theo các chuyên gia dinh dưỡng, isoflavones còn giúp làm giảm cholesterol, hạn chế lượng đường huyết và cải thiện dung nạp glucose cho các bệnh nhân bị tiểu đường.
Vì vậy, nếu người tiểu đường uống sữa đậu nành đúng cách với lượng phù hợp thì nó còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường rất tích cực. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, thực phẩm sữa đậu nành không đường là lựa chọn tốt cho các bệnh nhân tiểu đường và với lượng dùng phù hợp là từ 2-3 cốc/ngày. Để giúp người bệnh nhân tăng cường sức khỏe và kiểm soát đường huyết tốt.
>> Tham khảo: thực đơn tăng cân cho người tiểu đường
Lợi ích của sữa đậu nành đối với sức khỏe của người tiểu đường
Bởi chứa nhiều dưỡng chất tốt nên sữa đậu nành còn mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe người bệnh tiểu đường.
Giảm lượng đường trong máu
Sữa đậu nành có chứa Cellulose thực phẩm có tác dụng giảm lượng đường huyết. Cùng với tinh chất Isoflavone giúp ngăn ngừa sự hấp thu đường vào trong máu, giữ cho đường huyết luôn ổn định. Theo một nghiên cứu trên Tạp chí “Dinh dưỡng và nghiên cứu thực hành Mỹ” vào tháng 9/2008 cho thấy người tiểu đường uống sữa đậu nành có hiệu quả cải thiện nồng độ glucose cho bệnh nhân sau bữa ăn.
Giảm nguy cơ mắc biến chứng tim mạch ở người bệnh tiểu đường
Hàm lượng protein có trong sữa đậu nành chính là dưỡng chất có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc các biến chứng tim mạch ở những người bệnh tiểu đường. Theo một nghiên cứu nếu tiêu thụ khoảng 50g protein có trong đậu nành mỗi ngày thì có thể giúp làm giảm 3% cholesterol LDL (loại cholesterol xấu, gây ra các bệnh về tim mạch). Tuy nhiên, 50g protein là một lượng lớn nó bằng khoảng 8 cốc sữa đậu nành. Đây là mức dùng cao hơn so với khuyến nghị hàng ngày cho người bệnh.
Giảm mỡ máu ở người tiểu đường
Người bệnh tiểu đường thường dễ gặp phải biến chứng về thừa cân, tăng mỡ máu. Khi sử dụng sữa đậu nành, những vi chất có trong đồ uống này giúp phân giải lượng mỡ thừa trong máu. Từ đó, giúp giảm mỡ máu cao ở người bệnh tiểu đường.
Đồng thời, sữa đậu nành cung cấp rất nhiều chất xơ làm giảm cholesterol xấu. Qua đó, giúp người bệnh ngăn ngừa tình trạng rối loạn chuyển hóa mỡ máu để hạn chế mỡ máu cao. Vì vậy, người bệnh tiểu đường uống sữa đậu nành còn có thể hạn chế được các biến chứng như: cao huyết áp hay tắc nghẽn mạch máu não…
Bổ sung dưỡng chất cần thiết cho người tiểu đường
Là một thức uống giàu dinh dưỡng, sữa đậu nành còn cung cấp protein, canxi cùng với các loại vitamin A, B, E… và các khoáng chất thiết yếu như sắt, magie… Từ đó, bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể và giúp nâng cao sức đề kháng cho người bệnh tiểu đường. Đồng thời, sữa đậu nành ít chất béo nên nó có tác dụng ngăn ngừa xơ vữa động mạch cho bệnh nhân.
Phòng chống huyết áp cao
Huyết áp cao là một biến chứng phổ biến của người tiểu đường. Tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường bị cao huyết áp chiếm tới 40-60%. Trong sữa đậu nành có chứa các khoáng chất như Natri, Magie, Kali có tác dụng làm giảm lượng đường huyết, xơ vữa động mạch. Từ đó, giữ cho huyết áp của người bệnh tiểu đường ổn định.
Không gây dị ứng Lactose
Lactose là một dạng đường, giúp làm tăng hàm lượng carbohydrate trong sữa thông thường. Một số người tiểu đường khi uống sữa thông thường chứa Lactose có thể gây dị ứng và làm tăng lượng đường trong máu. Do đó, việc người tiểu đường uống sữa đậu nành thay thế là một sự lựa chọn được khuyến khích. Trong sữa đậu nành không chứa đường Lactose, do đó nó còn được dùng như một chất thay thế sữa ít carbohydrate và an toàn hơn cho người bệnh tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường nên uống bao nhiêu sữa đậu nành mỗi ngày?
Sữa đậu nành mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh tiểu đường nhưng có phải bệnh nhân tiểu đường được uống sữa đậu nành một cách thoải mái? Theo Hiệp hội Đái tháo Đường Hoa Kỳ thì vẫn cần phải cân nhắc và sử dụng với lượng vừa đủ. Lượng sữa đậu nành không đường được khuyến khích sử dụng là từ 2-3 cốc/ ngày, tương đương khoảng 500ml.
Duy trì sữa đậu nành với lượng phù hợp này sẽ giúp mang lại nhiều tích cực trong điều trị bệnh. Nếu sử dụng nhiều hơn lượng khuyến khích trên thì có thể người tiểu đường sẽ gặp phải tình trạng hấp thụ quá nhiều lượng protein và carbohydrate, khiến lượng đường huyết tăng lên, khó kiểm soát.
Lưu ý khi người tiểu đường uống sữa đậu nành
Để tận dụng được tối đa dưỡng chất tốt có trong sữa đậu nành nhằm nâng cao hiệu quả điều trị bệnh tiểu đường, thì bệnh nhân cần chú ý những vấn đề sau:
- Chú ý đến lượng carbohydrate: Vì đây là chất làm tăng đường trong máu của bệnh nhân tiểu đường nhanh chóng. Do đó, khi sử dụng sữa đậu nành cần phải tham khảo chỉ số Carbohydrate trong bao bì, nhãn mác để có lựa chọn được sản phẩm phù hợp.
- Đun sôi sữa đậu nành trước khi uống: SSữa đậu nành có chứa các men trypsin, saponin… có thể gây ra các tình trạng: buồn nôn, đau bụng… cho người sử dụng. Vì vậy, đun sôi sữa đậu nành trước khi uống cũng sẽ hạn chế được các tình trạng trên và an toàn hơn khi sử dụng.
- Nên uống sữa đậu nành trước bữa ăn: Khi dùng sữa đậu nành trước bữa ăn sẽ giúp thúc đẩy quá trình hấp thu các chất dinh dưỡng có từ sữa.
- Không uống sữa đậu nành và đường đỏ: Đường đỏ chứa hàm lượng axit hữu cơ lớn. Nếu kết hợp 2 loại thực phẩm này với nhau sẽ gây khó tiêu hóa và làm giảm đi các dưỡng chất, protein có trong sữa đậu nành.
- Không dùng sữa đậu nành chung với trứng: Bởi lòng trắng trứng có nhiều protein nếu kết hợp cùng với sữa đậu nành sẽ tạo ra chất kết tủa, khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng tiêu cực và bệnh nhân khó hấp thu được các dưỡng chất.
- Không dùng sữa đậu nành để uống thuốc: Sự kết hợp này cũng có thể gây giảm tác dụng của thuốc trong việc điều trị bệnh. Đồng thời cũng làm giảm dưỡng chất có trong sữa đậu nành.
- Nên uống sữa không đường: Khi người bệnh tiểu đường uống sữa đậu nành để có hiệu quả tốt nhất vẫn là uống sữa đậu nành không đường. Bởi khi thêm đường vào có thể sẽ làm đường huyết bị ảnh hưởng. Nếu không uống được sữa đậu nành không đường thì có thể cho thêm một lượng đường nhỏ từ 4-20g.
Như vậy qua bài viết này chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời "tiểu đường uống sữa đậu nành được không?". Tuy nhiên, khi sử dụng loại sữa này người bệnh vẫn cần phải lưu ý để tránh xảy ra phản ứng phụ, gây hại cho sức khỏe và quá trình điều trị bệnh của mình. Để sử dụng sữa an toàn hơn, bệnh nhân có thể lựa chọn các sản phẩm chuyên biệt dành cho người tiểu đường. Trong đó, sữa Glu sure của New Zealand được rất nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.
>> Xem thêm: người tiểu đường uống sữa gì
Validate your login
Đăng nhập
Tạo tài khoản mới