Chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh tiểu đường có ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ và hiệu quả điều trị bệnh. Vậy người tiểu đường uống sữa tươi được không? Cùng theo dõi ngay bài viết này để biết được mối liên hệ giữa tiểu đường với sữa tươi qua bài viết dưới đây!
Người tiểu đường uống sữa tươi được không?
Sữa tươi là loại sữa có nguồn gốc từ động vật nên rất giàu dinh dưỡng và sẽ đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe người bệnh tiểu đường khi biết sử dụng đúng cách:
- Giảm nguy cơ biến chứng tim mạch.
- Cung cấp lượng Canxi, hạn chế nguy cơ gãy xương.
- Ổn định huyết áp.
Tuy nhiên, lượng chất béo và Carb có trong sữa tươi có thể giúp làm đường huyết tăng đột ngột. Carb trong sữa tươi đều có bản chất là đường, trong khi một cốc sữa tươi 250ml đã chứa tới 12g Carb. Vì vậy, nếu uống quá nhiều sữa tươi cũng có thể gây tăng đường huyết đột ngột.
Bên cạnh đó, không ít loại sữa tươi còn có chứa nhiều chất béo bão hòa, chất phụ gia thực phẩm không lành mạnh,… Vì vậy, uống các loại sữa tươi này còn có thể làm tăng nguy cơ biến chứng ở tim mạch nguy hiểm tới người bệnh tiểu đường.
Như vậy, tuy có thể uống sữa tươi nhưng người tiểu đường phải kiểm soát lượng Carb và cần lựa chọn loại sữa phù hợp.
Tiêu chí quan trọng giúp chọn sữa tươi tốt cho người bệnh tiểu đường
Tiểu đường uống sữa tươi được không? Người tiểu đường cần dựa trên các tiêu chí sau khi đã lựa chọn sữa tươi để đảm bảo phù hợp với tình trạng sức khoẻ và nhu cầu cung cấp dinh dưỡng của bản thân:
- Hàm lượng Carbohydrate: Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị người tiểu đường nên nạp tối đa 45% calo từ Carb mỗi ngày (tức khoảng 200 – 220g).
- Chỉ số đường huyết: nên ưu tiên lựa chọn các loại thực phẩm có chỉ số đường huyết (GL) ở mức thấp (dưới 55).
- Lượng chất béo: khuyến cáo lượng chất béo nên bổ sung cho người tiểu đường vào khoảng từ 25 – 35% tổng lượng Calo hàng ngày.
- Các chất bổ sung:
- Canxi: có khả năng giúp làm giảm đề kháng và cải thiện độ nhạy của Insulin. Vì vậy, người tiểu đường được khuyến khích cần bổ sung trên 1200 mg Canxi/ngày.
- Protein: Người tiểu đường được khuyến cáo nên ăn từ 1 – 1,5g Protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể mỗi ngày.
>> Tham khảo: người tiểu đường uống sữa gì
Người tiểu đường không nên uống loại sữa tươi nào?
Tiểu đường uống sữa tươi được không? Nói đến tiểu đường sữa tươi thì người bệnh nên tránh một số loại sữa tươi có thể gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng sức khỏe như:
- Sữa béo: Các loại sữa béo hay sữa nguyên kem thường chứa hàm lượng lớn các chất béo bão hoà và làm tăng nguy cơ gây xơ vữa động mạch và biến chứng trên tim mạch ở người bệnh tiểu đường.
- Sữa tươi có đường: Đường trong các loại sữa này thường là dễ hấp thu và thay đổi đường máu nhanh chóng, làm tăng các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Có trường hợp đường huyết tăng quá cao, thậm chí còn có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
Lưu ý khi sử dụng sữa tươi cho người tiểu đường
Qua việc tìm hiểu mối quan hệ của bệnh tiểu đường với sữa tươi thì để đảm bảo cân bằng dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe, người bệnh tiểu đường cũng cần lưu ý những điều sau khi uống sữa tươi:
- Kiểm tra lượng đường huyết trước khi uống: Bệnh nhân cần kiểm tra để cân nhắc xem có nên uống sữa tươi không và cần tính toán lượng sữa nên uống, tránh bổ sung dư thừa đường gây hại đến sức khỏe.
- Cân bằng lượng carb, calo hợp lý có trong thực đơn: Nếu đã bổ sung Carb từ thực phẩm, bệnh nhân nên uống ít sữa tươi hơn để kiểm soát lượng Carb và calo, tránh làm ảnh hưởng đến đường huyết và cân nặng. Nên uống vào bữa phụ thì không uống cùng bữa ăn.
- Không uống sữa tươi không đường nếu đã uống trà hoặc nước ép: giúp hạn chế lượng calo nạp vào cơ thể và giúp giảm các triệu chứng gây đầy bụng, tiểu nhiều do uống trà hay nước ép với sữa.
- Dùng sữa hạt để thay thế khi bị dị ứng, đầy hơi hoặc đau bụng… khi uống sữa tươi: Các loại sữa hạt rất giàu các dinh dưỡng và không chứa các tác nhân gây dị ứng Lactose và Protein động vật. Ngoài ra, sữa hạt còn có chỉ số GI thấp giúp duy trì lượng đường huyết ổn định và kiểm soát cân nặng cho người tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường nào không nên uống sữa tươi?
Tiểu đường uống sữa tươi được không? Sữa tươi rất giàu dinh dưỡng tốt cho người bệnh tiểu đường, tuy nhiên ở một số trường hợp dưới đây người tiểu đường không nên uống sữa tươi:
- Người bị dị ứng với sữa động vật: Lượng protein trong sữa tươi có thể gây các triệu chứng như phát ban, mẩn ngứa, tiêu chảy, khó thở, thậm chí là nguy hiểm đến tính mạng ở người có cơ địa bị dị ứng.
- Người mắc chứng không dung nạp đường Lactose: Những người bệnh thiếu Lactase – enzym chuyển hoá đường Lactose của sữa trong ruột non rất dễ bị tiêu chảy và đầy hơi sau khi uống sữa tươi.
- Người có niêm mạc ruột bị tổn thương: Các chất Beta-casein, ALpha-casein và Casomorphin trong sữa có thể gây các phản ứng miễn dịch dẫn đến bị đầy hơi, tiêu chảy và ợ nóng.
- Người mắc hội chứng ruột kích thích dễ bị tiêu chảy, đầy hơi và gây chướng bụng do vi khuẩn tại ruột non phân huỷ và lên men đường ở trong sữa.
Bên cạnh việc sử dụng sữa tươi, người bệnh tiểu đường nên lựa chọn sử dụng thêm các loại sữa chuyên biệt cho người bệnh tiểu đường với công thức đã được nghiên cứu sao cho đảm bảo bổ sung các dưỡng chất hợp lý và an toàn nhất.
Đối với người bệnh tiểu đường sữa tươi là loại thực phẩm bổ dưỡng và giúp đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nếu được sử dụng đúng cách. Hy vọng thông qua bài viết này, người bệnh sẽ có thêm những lựa chọn để bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho người tiểu đường.
>> Xem thêm: tiểu đường uống sữa đậu nành được không
Validate your login
Đăng nhập
Tạo tài khoản mới