Uống sữa đậu nành có tốt hay không đối với người bệnh tiểu đường

Bệnh tiểu đường uống sữa đậu nành được không khi đây là một nông sản được sử dụng khá phổ biến. Không những thế mà những chế phẩm của chúng cũng được hầu hết người dùng yêu thích. Cùng tìm hiểu và làm rõ điều này với những thông tin chúng tôi cung cấp dưới đây.

Thành phần dinh dưỡng trong sữa đậu nành có tác dụng gì?

Lợi ích của việc uống sữa đậu lành đối với sức khỏe Lợi ích của việc uống sữa đậu lành đối với sức khỏe

Không phải nói nhiều về loại nông sản hết sức quen thuộc này. Đặc biệt là chế phẩm sữa đậu nành có rất nhiều công dụng được áp dụng trong vấn đề làm đẹp, tăng cường nội tiết tố.

Bằng các nghiên cứu đã tìm thấy trong hạt đậu nành có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Cụ thể bao gồm: 8% nước, 15~25% glucose, 35~45% chất đạm, 15~20% chất béo còn lại là vitamin A, E, D, photpho, canxi và sắt.

Ngoài ra lượng protein trong sữa đậu nành cao gần bằng sữa bò nhưng lượng calcium thì lại thấp hơn nhiều. Một điểm tốt được nêu ra là trong đậu nành thò hoàn toàn không chứa lactose cho nên những người bị dị ứng với hoạt chất này có thể yên tâm sử dụng.

Bị mắc bệnh tiểu đường uống sữa đậu nành được không

Người bệnh tiểu đường sử dụng sữa đậu nành có phải là lựa chọn tốt Người bệnh tiểu đường sử dụng sữa đậu nành có phải là lựa chọn tốt

Về thắc mắc này thì xin được trích câu trả lời từ nhiều chuyên gia là “hoàn toàn có thể”. Bởi công dụng của tinh chất đậu nành isoflavone được công nhận là có tác dụng tốt hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường.

Tăng khả năng kiểm soát đường huyết

Đây hoàn toàn là sự lựa chọn tốt khi bạn là đối tượng người bị bệnh tiểu đường type 2. Theo phân tích thì việc cơ thể hấp thu khoảng 69 gram đậu nành nguyên chất chia làm 3 lần giúp kiểm soát lượng đường huyết trong máu rất tốt.

Cụ thể tinh chất này sẽ giúp cải thiện nồng độ glucose sau mỗi bữa ăn. Điều này đã được công nhận và công bố trên tạp chí “dinh dưỡng và nghiên cứu thực hành” của Mỹ vào tháng 9 năm 2008.

Hạn chế huyết áp tăng cao

Điều này được thể với những khoáng chất như natri, kali và magie. Mà đây là một trong nhiều tình trạng mà tất cả bệnh nhân bị tiểu đường đều gặp phải.

Giảm mỡ trong máu

Khi uống sữa đậu nành sẽ cung cấp cho cơ thể 1 lượng vi chất phân giải mỡ tích tụ trong máu. Cho nên sẽ hạn chế được sự xuất hiện của cá biến chứng như tắc mạch máu…

Ngăn ngừa biến chứng ở thận

Có một điều chắc chắn là những người mắc bệnh tiểu đường thì thận của họ cũng sẽ gặp vấn đề. Thực tế cho thấy người sử dụng sữa đậu nành hợp lý có thận làm việc tốt hơn người không sử dụng.

Cẩn trọng khi uống sữa đậu nành với người bệnh tiểu đường

Ngày 2 đến 3 cốc sữa đậu nành đảm bảo hỗ trợ điều trị cho người tiểu đường Ngày 2 đến 3 cốc sữa đậu nành đảm bảo hỗ trợ điều trị cho người tiểu đường

Như đã nói thì đối với căn bệnh này thì chế độ dinh dưỡng là điều cần thiết và cần điều chỉnh hợp lý.

  • Không nên uống sữa đậu nành khi đang ăn trứng vào buổi sáng, điều nhiều người thường vẫn làm. Tuy nhiên điều này sẽ không tốt khi lượng protein trong lòng trắng chứa rất nhiều khi sử dụng chung sẽ tạo chất kết tủa ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
  • Không sử dụng sữa đậu nành khi nguyên liệu chưa được làm chín. Bởi lượng chất ức chế men trypsin, saponin vẫn còn sẽ khiến bạn đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, ngộ độc.
  • Không uống sữa đậu nành với các loại thuốc có chứa tetracycline, erythromycine. Do sẽ làm giảm đi tác dụng cũng như lượng chất dinh dưỡng từ đậu nành.
  • Hạn chế sử dụng sữa đậu nành chung với tinh bột để hạn chế lượng carbohydrate mà cơ thể có thể hấp thu vào.
  • Không nên bảo quản sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt. Với nhiệt độ ẩm sẽ khiến vi khuẩn có thể hoạt động mạnh mẽ. Lời khuyên nên bảo quản trong môi trường mát hoặc sử dụng ngay sau khi làm xong.
  • Người bệnh tiểu đường chỉ nên uống từ 2 đến 3 cốc sữa đậu nành mỗi ngày.
  • Có thể đun sôi sữa đậu nành không đường trước khi uống để đảm bảo an toàn.

Xem ngay nhóm thực phẩm có thể thay thế cơm trong bữa ăn hằng ngày

Bị mắc bệnh tiểu đường uống sữa đậu nành được không đã được chúng tôi phân tích và giải đáp cụ thể rồi. Tuy nhiên vẫn có những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả như là cơ địa, tình trạng bệnh lý. Cho nên bạn cần cân nhắc trước khi quyết định nhé. Thân ái!