Sữa đặc dành cho người tiểu đường có tốt không?

Sữa là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn của người tiểu đường, vậy sữa đặc dành cho người tiểu đường có tốt không, người bệnh có nên sử dụng sữa đặc hay không?

Đối với những người bị mắc bệnh tiểu đường, mục tiêu đầu tiên và lớn nhất của họ là kiểm soát đường huyết ở mức an toàn và ổn định. Và hầu hết các bệnh nhân tiểu đường đều sử dụng sữa trong khẩu phần ăn hằng ngày của mình. Tuy nhiên, đối với người tiểu đường, không phải bất cứ loại sữa nào cũng có thể sử dụng được.

Hiện trên thị trường có rất nhiều loại sữa như sữa tươi, sữa tiểu đường hay sữa đặc (còn được gọi là sữa ông thọ)... vậy ngoài kiến thức chúng ta biết về các loại sữa được sản xuất riêng cho các bệnh nhân tiểu đường thì sữa đặc dành cho người tiểu đường có tốt không, người bệnh có nên sử dụng loại sữa này hay không?

Thành phần có trong sữa đặc(Sữa Ông Thọ) 

Thành phần chính của sữa Ông Thọ đó chính là sữa bò, đường, chất béo… kèm với đó là một số phụ gia khác. Sữa Ông Thọ làm một món ăn kèm đem lại hương vị thơm ngon cho người dùng, nó có thể dùng để ăn kèm cùng nhiều món như pha cafe hay chấm với bánh mì hay làm bánh…Trung bình trong khoảng một 100gr sữa ông thọ sẽ chứa:

Năng lượng: 340,9 kcal Chất béo: 11.3 g Chất đạm: 4.8 g Hydrat Carbon: 55 g Độ ẩm: 27.5 g

Sữa Ông Thọ đã được cấp phép đảm bảo đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm HACCP, do vậy với một người có sức khỏe bình thường hoàn toàn có thể yên tâm sửa dụng.

sữa đặc dành cho người tiểu đường - 3

Uống sữa ông thọ tốt không?

Chắc hẳn hầu như bất kỳ ai cũng đã từng ít nhất một lần sử dụng sữa đặc để ăn kèm với bánh mì. Thông thường đây là một món ăn sáng được nhiều gia đình lựa chọn bởi tính nhanh gọn, tiện dụng lại thơm ngon mà nó đem lại. Sữa ông thọ được dùng với nhiều hình thức khác nhau để cung cấp dinh dưỡng. 

Trong thành phần của sữa đặc chứa những dinh dưỡng chính như: Chất béo, protein, đường, sữa bò, … Nó tạo ra sự kích thích vị giác của người dùng bởi hương thơm hấp dẫn và béo ngậy. Bổ sung lượng đường và giúp hạn chế chóng mặt, tụt huyết áp.

Sữa ông thọ là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào vào cho cơ thể, sử dụng thường xuyên sẽ hỗ trợ tăng cân. Đối với những người có sức khỏe bình thường thì sử dụng lượng sữa ở một lượng vừa phải sẽ đem lại công dụng rất tích cực

Nghiên cứu cho biết, thành phần dinh dưỡng có trong sữa ông thọ cho thấy rất phù hợp với những người gầy, người thiếu cân, người đang có nhu cầu tăng cân. Sản phẩm này chứa nhiều giá trị dinh dưỡng tốt cho người gầy, giúp kích thích vị giác, bổ sung những dưỡng chất và năng lượng thiết yếu nhất cho cơ thể.

Nếu bạn muốn tăng cân chỉ cần duy trì chế độ 2 ly mỗi ngày, kết hợp với luyện tập thể dục, thể thao, nghỉ ngơi hợp lý thì quá trình tăng cân chắc chắn sẽ hiệu quả. 

Một điều nữa mà ít người biết về tác dụng mà sữa ông thọ mang lại đó là, khi kết hợp sản phẩm này với mật ong còn có tác dụng chữa chứng mất ngủ. Điều này được lý giải bởi trong thành phần của sữa đặc có chứa chất tryptophan, loại axit amin giúp tăng sản xuất melatonin, hormone điều chỉnh giấc ngủ ngon giấc hơn, giúp ngủ sâu giấc hơn. Cùng với hàm lượng Canxi có trong sữa cũng hỗ trợ não bộ sử dụng tryptophan để sản xuất melatonin hiệu quả hơn rất nhiều.

Ngoài ra, sữa đặc còn cung cấp các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như vitamin D, A. Hỗ trợ bổ sung giàu canxi giúp xương chắc khỏe, tốt cho da…

sữa đặc dành cho người tiểu đường

Uống sữa ông thọ có là nguyên nhân gây nên bệnh tiểu đường không?

Đây là vấn đề nhận được rất nhiều sự quan tâm của mọi người, vì sao mà người ta thường thắc mắc liệu uống sữa ông thọ có làm cho cơ thể gặp phải căn bệnh tiểu đường hay không, cũng bởi loại sữa này chứa nồng độ đường khá cao, mà tâm lý là dùng nhiều đồ ngọt sẽ dễ bị bệnh tiểu đường. Tuy nhiên, không phải bất kỳ ai uống sữa đặc cũng bị căn bệnh này. Đường cũng là một trong những nguyên nhân gây ra tiểu đường, bên cạnh đó yếu tố sinh hoạt, dinh dưỡng và luyện tập chính là những nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường cao nhất.

Thường thì sữa đặc sẽ cung cấp những thành phần dinh dưỡng vượt qua khỏi nhu cầu của cơ thể, đặc biệt phải kể đến đó là thành phần đường, trong trường hợp cơ thể không thể tiêu thụ hết nguồn đường được chuyển vào này thì chúng sẽ được tích trữ ở các vùng cánh tay, đùi, bụng, dẫn đến béo phì, và nhiều căn bệnh liên quan

Bệnh tiểu đường được gây nên do sự rối loạn hay mất đề kháng insulin. Vì vậy, để tránh gặp phải căn bệnh này, chúng ta cần có chế độ ăn uống hợp lý, vừa đủ và có thực đơn dinh dưỡng khoa học. Kết hợp với thể dục thể thao thường xuyên để cân bằng sắc khỏe, không nên sử dụng quá nhiều đồ ngọt, hoặc lạm dụng dùng sữa đặc.

Người bị tiểu đường có nên uống sữa đặc không?

Sữa đặc dành cho người tiểu đường có tốt hay không? Như những thông tin được đề cập phía trên, sữa đặc chứa một hàm lượng lớn đường, khi sử dụng sẽ khiến cho đường huyết của người tăng cao, điều này là tối kỵ đối với những người đang mắc bệnh tiểu đường. Vì vậy sữa đặc dành cho người tiểu đường là hoàn toàn không đem lại lợi ích. Bệnh nhân tiểu đường nên chọn những loại sữa tươi không đường, những loại sữa được nghiên cứu và sản xuất với công thức dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường.

sữa đặc dành cho người tiểu đường - 1 sữa đặc dành cho người tiểu đường có tốt không?

Theo TS Nguyễn Văn Chung, Trưởng Khoa khoa học dinh dưỡng và ẩm thực, Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM, "người bị tiểu đường nên chọn những loại sữa không chứa hàm lượng đường. Với sữa đặc có đường, người tiểu đường tuyệt đối không nên uống vì lượng đường trong sữa đặc rất cao".

>> Sữa tươi dành cho người tiểu đường có tốt không?

Những loại sữa người bệnh tiểu đường nên chọn

Xem ngay tại đây:

Trong thành phần của sữa có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng quan trọng giúp cung cấp năng lượng và bổ sung các chất còn thiếu cho cơ thể của người bệnh. Nếu sử dụng sữa như một khẩu phần ăn trong ngày, sẽ giúp cơ thể được bổ sung thêm canxi và nhiều khoáng chất khác, nâng cao sức đề kháng, hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.

Tuy nhiên, một điều mà người bệnh cần phải biết đó là, sữa có năng lượng, thông thường 1 hộp sữa không đường hoặc sữa cho người tiểu đường sẽ cho khoảng 160 – 180 calo (1 bát cơm là 200kcal), chính vì vậy mà không nên quá lạm dụng nó, một ngày nên uống khoảng 2 ly sữa.

Không nên chọn các sản phẩm sữa đặc (sữa ông thọ, sữa ngôi sao), cũng như các loại sữa tươi có chứa đường hoặc những loại sữa bột phổ thông không dành cho người tiểu đường. Vì trong thành phần của những loại sữa này có chứa rất nhiều đường dễ hấp thu, sau khi sử dụng sẽ làm cho đường huyết tăng nhanh chóng. Nếu trong trường hợp người bệnh tiểu đường có dấu hiệu của tình trạng hạ đường huyết như vã mồ hôi, tay chân run rẩy, mệt, choáng váng… thì có thể xử lý nhanh bằng cách uống 1 hộp sữa tươi có đường hoặc 1 cốc sữa đặc.

Hiện nay, việc tìm một loại sản phẩm sữa phù hợp cho người bệnh tiểu đường là chuyện tương đối dễ. có rất nhiều các dòng sản phẩm sữa tiểu đường của những nhãn hàng nổi tiếng khác nhau được phân phối rộng khắp trong toàn quốc, cũng như trên thị trường nước ngoài. Bạn có thể chọn cả sữa đậu nành, sữa từ các loại quả như óc chó, hạnh nhân… Nếu chọn sữa bột tiểu đường cũng có rất nhiều hãng uy tín như Glu sure, Vinamilk, Ensure… tùy vào độ tương thích cũng như khẩu vị của bản thân mà chọn dòng sữa phù hợp.

Người bệnh tiểu đường nên uống sữa vào thời điểm nào?

Đối với người bệnh nói chung và bệnh nhân tiểu đường nói riêng, nguồn dinh dưỡng từ những bữa ăn chính trong ngày vẫn là nguồn dinh dưỡng không thể thay thế, sữa chỉ là thực phẩm bổ sung để giúp cơ thể có thể nhận thêm được phần dinh dưỡng thiếu hụt trong khẩu phần của bữa chính. Do đó, bạn nên sử dụng vào các bữa phụ, hoặc lúc trước khi đi ngủ, và cần phải nhớ là không nên uống sữa ngay sau khi ăn, bởi điều này có thể là tăng mạnh đường huyết dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

sữa đặc dành cho người tiểu đường - 2

Những sai lầm trong chế độ dinh dưỡng của người tiểu đường

Những sai lầm cơ bản trong chế độ dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tiểu đường mà nhiều người mắc phải

- Điều thì nhất là khi xác định được mình mắc bệnh, nhiều người lập tức nghĩ đến việc phải kiêng hoàn toàn việc sử dụng đường và tinh bột, đồng thời giảm lượng ăn uống sao cho ít nhất có thể, loại bỏ các thực phẩm dinh dưỡng khác mà chỉ sử dụng rau xanh là chủ yếu.

Điều này nếu diễn ra trong một thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể của người bệnh bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, dẫn đến suy kiệt làm cho tình trạng bệnh không những không được cải thiện, mà còn diễn biến nặng hơn. Việc kiêng đường cũng như là tinh bột làm cho cơ thể không nhận được đủ năng lượng cần thiết, từ đó dẫn đến não bộ sẽ trì trệ hay chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, hạ đường huyết.

Chính vì vậy, việc dùng đường và tinh bột cụ thể là ăn cơm, cháo hay bún, phở... là việc cần thiết, nhưng cần phải điều chỉnh lại số lượng tiêu thụ của mỗi lần dùng sao cho hợp lý để không gây nên tình trạng tăng đường huyết, mà vẫn cung cấp được năng lượng cho cơ thể.

-Việc thứ hai đó là người bệnh đã chọn đúng được nhóm thực phẩm phù hợp cho tình trạng bệnh nhưng lại chế biến sai cách. Thực tế, gạo lứt hoặc gạo nguyên cám, các loại đậu, cà rốt, cam tươi... phù hợp với người bị tiểu đường, song nếu được chế biến khác nhau sẽ đem lại các giá trị dinh dưỡng khác nhau.

Chẳng hạn, nếu nấu cơm gạo lứt theo tỷ lệ gạo và nước là 1:1, cơm khô vừa phải, thì một chén cơm sẽ đem lại lượng đường là 58%. Nhưng nếu tăng lượng nước lên gấp đôi để cơm mềm hơn, lượng đường sẽ tăng thêm khoảng 20%. 

Cà rốt nếu ăn sống hoặc ép nước uống thì sẽ cung cấp lượng đường tầm 16%. Nhưng nếu chế biến theo cách hầm nhừ thì lượng đường lên đến 92%, điều này hoàn toàn không tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Cam thì nên để nguyên múi ăn tốt hơn là vắt nước uống.

Bệnh nhân tiểu đường chỉ nên chế biến thực phẩm bằng cách luộc, hấp, nấu chín thực phẩm vừa phải, đồng thời phải chia nhỏ các bữa ăn chính thành nhiều bữa phụ trong ngày. 

Sữa đặc dành cho người tiểu đường là không nên sử dụng, người bệnh nên dùng các loại sữa tiểu đường chuyên biệt, bạn có thể tham khảo thông tin chi tiết tại đây: https://www.facebook.com/hxchthegioisua/